Câu cầu khiến (Imperative Sentence) trong tiếng Anh – Cấu trúc, cách dùng và ví dụ

Câu cầu khiến trong tiếng Anh

Câu cầu khiến trong tiếng Anh (Imperative Sentence) được sử dụng rất phổ biến. Đặc biệt khi bạn muốn nhờ hay yêu cầu ai đó làm một việc gì đó. Tuy nhiên khi đó bạn cần sử dụng câu chính xác nhất. Bởi với các cấu trúc khác nhau, câu sẽ mang các ngữ cảnh khác nhau. Dưới đây, mình sẽ bật mí cho bạn cách sử dụng câu cầu khiến chính xác và đúng ngữ cảnh nhất. Đừng quên đón đọc nhé!

Xem thêm:

  • Cách sử dụng cấu trúc với How long và cách phân biệt How long, How many times chi tiết nhất!
  • Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao

1. Câu cầu khiến (Imperative Sentence) trong tiếng Anh là gì?

Câu cầu khiến còn được biết đến với cái tên là câu mệnh lệnh. Nó được sử dụng với mục đích đưa ra các mệnh lệnh, đề nghị, yêu cầu, cấm đoán hoặc cho phép ai đó hay thuyết phục ai đó làm việc gì đó. Loại câu này được sử dụng với hai dạng là câu ở thể chủ động và câu ở thể bị động.

Thông thường ở thể mệnh lệnh, câu cầu khiến thường bắt đầu với một động từ, chủ ngữ trong câu được ẩn đi tuy nhiên nó đề cập tới chủ ngữ ở dạng ngôi thứ 2 – You.

Ví dụ:

  • Ra ngoài! – “Get out!”
  • Coi chừng! – “Watch out!”

2. Cách dùng câu cầu khiến trong tiếng Anh

Câu cầu khiến thường được sử dụng ở một số trường hợp nhất định:

A/ Đưa ra chỉ thị trực tiếp

  • Đứng thẳng lên. – “Stand up straight.”
  • Mời ngồi. – “Sit down, please.”
  • Xin hãy cho tôi biết thêm thông tin. – “Please give me more information.”

B/ Đưa ra hướng dẫn

  • Các em hãy mở sách trang 45 bài 5. – “Please open page 45 lesson 5.”
  • Uống 3 viên thuốc sau bữa ăn. – “Take 3 pills after a meal.”
  • Đi thẳng và rẽ phải ở tòa nhà màu vàng. – “Go straight and turn right on the yellow building.”

C/ Đưa ra lời mời

  • Mời bạn vào nhà. Tự nhiên nhé! – “Please come in. Naturally!”
  • Hãy đến tham gia sinh nhật tôi vào 9h tối nay. – “Come join my birthday tonight at 9:00.”

D/ Sử dụng trong thông báo, bảng hiệu

  • Xin đừng hút thuốc. – “No smoking.”
  • Không sử dụng nhà vệ sinh này. – “Do not use this toilet.”
  • Đẩy. – “Push.”

E/ Đưa ra lời khuyên thân mật

  • Hãy nói chuyện với cô ấy và nói cho cô ấy cảm nhận của bạn. – “Talk to her and tell her how you feel.”
  • Hãy cứ ước mơ. – “Keep dreaming.”

F/ Sử dụng cùng Do

Bạn cũng có thể sử dụng câu cầu khiến ở trạng thái trang trọng hoặc nghiêm trọng bằng cách thêm trợ động từ “Do” vào.

  • Hãy ngồi xuống. – “Do sit down.”
  • Hãy đến đây. – “Do come.”
  • Hãy yên lặng. – “Do be quiet.”

Câu cầu khiến trong tiếng Anh được sử dụng phổ biến
Câu cầu khiến trong tiếng Anh được sử dụng phổ biến

3. Cấu trúc câu cầu khiến

Câu cầu khiến được chia làm hai loại là câu chủ động và câu bị động.

3.1 Cấu trúc câu cầu khiến chủ động

A/ Nhờ vả ai đó làm gì đó

Khi nhờ vả ai đó làm việc gì đó, người ta thường sử dụng cấu trúc câu “get” và “have”. Câu cầu khiến này thể hiện sự nhờ vả trên cơ sở mong muốn, tự nguyện.

Sử dụng “have”: “have someone do something”

Sử dụng “get”: “get someone to do something”

Ví dụ:

  • Cô ấy nhờ chồng dọn dẹp nhà cửa. – “She has her husband clean the house.”
  • Tôi nhờ bạn tôi bê mất cái thùng. – “I got my friend to carry the boxes.”

B/ Mang tính ép buộc

Sẽ có các trường hợp câu cầu khiến được sử dụng mang tính ép buộc. Đó là các câu mà đối tượng, chủ thể không muốn làm nhưng bị một đối tượng chủ thể khác ép buộc.

Sử dụng “make”: “S + make + someone + V (bare)”

Sử dụng “force”: “S + force + someone + to V”

Ví dụ:

  • Mẹ tôi bắt tôi phải dọn phòng. – “My mother made me clean the room.”
  • Anna bắt các con phải đi ngủ đúng giờ. – “Anna made them go to bed on time.”

C/ Mang ý cho phép

Câu cầu khiến cũng thể hiện sự cho phép ai đó làm một việc gì đó. Và từ “permit” hoặc “allow” với nghĩa cho phép thường được sử dụng trong câu dạng này.

Sử dụng “let”: “S + let + someone + V (bare)”

Sử dụng “permit/allow”: “S + permit/allow + someone + to V”

Ví dụ:

  • Nhà trường cho phép chúng tôi vào thư viện giáo viên. – “The school allowed us to enter the teacher library.”
  • Giáo sư cho phép sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ kiểm tra. – “The professor allows students to use the phone during test hours.”

D/ Mang ý giúp đỡ

Ngoài ra, câu cầu khiến còn có thể thể hiện ý muốn giúp đỡ. Khi đó từ “help” sẽ thường xuyên được sử dụng trong câu.

Sử dụng “help”: “S + help somebody to V/ V (bare)”

Với cấu trúc này, nếu tân ngữ đi kèm sau “help” là một đại từ chung chung thì bạn có thể sử dụng V nguyên mẫu (bỏ đi cả tân ngữ và “to”). Ví dụ: The new vaccine helps people to prevent influenza – Vacxin mới giúp con người phòng bệnh cúm.

Nếu tân ngữ của “help” và tân ngữ của động từ là một thì ta có thể bỏ tân ngữ của “to” và “help”. Ví dụ: The chameleon’s texture will make them invisible in the eyes of enemies. – Cấu tạo của tắc kè hoa sẽ giúp chúng tàng hình trong mắt kẻ thù.

Ví dụ:

  • Anna giúp mẹ cô ấy trồng vườn. – “Anna helps her mother grow the garden.”
  • Tôi hy vọng đạt điểm cao trong kỳ thi vừa qua. – “I hope to get good grades in the last exam.”

3.2 Cấu trúc câu cầu khiến bị động

A/ Sử dụng “make”

Dạng chủ động: “make + somebody + V(bare) + something”

Dạng bị động: “S'(something) + be made + to V + by + O'(somebody)…”

Ví dụ:

  • Ken nhờ thợ may may quần áo cho mình. – “Ken made the tailor sew his clothes.”

B/ Sử dụng “have”

Dạng chủ động: “… have sb do sth”

Dạng bị động: “… have something done”

Ví dụ:

  • Tony nhờ con trai mua giúp anh ấy một tách trà. – “Tony has his son buy him a cup of tea.”

C/ Sử dụng “get”

Dạng chủ động: “… get sb to V”

Dạng bị động: “… get sth done”

Ví dụ:

  • Shally nhờ chồng cô ấy dọn toilet giùm mình. – “Shally got her husband to clean the toilet for her.”

D/ Cấu trúc khác

Câu cầu khiến trong tiếng Anh còn được thể hiện thông qua một số dạng cấu trúc như: “want, would like, need, prefer”. Nó được dụng ở dạng bị động với ý nghĩa cầu khiến. Tuy nhiên các cấu trúc này ít được sử dụng và thường được dùng trong những trường hợp trang trọng.

E/ Sử dụng “want/need”: để thể hiện ý muốn ai đó phải làm gì cho mình (với nghĩa ra lệnh): “S + want/need + something + (to be) + V3/-ed”

Ví dụ:

  • Jen muốn nhà cô ấy phải được sơn xong trước tháng 9 này. – “Jen wants her house to be finished by this September.”
  • Tôi cần giấy A4 để in tài liệu. – “I need A4 paper to print documents.”

F/ Sử dụng “would like/prefer” với ý nghĩa muốn nhờ ai đó làm gì cho mình với nghĩa lịch sự: “S + would like + something (to be) + V3/-ed”

Ví dụ:

  • Tôi muốn kiểm tra tài khoản của mình. – “I want to check my account.”
  • Tôi muốn được làm tóc bởi anh Ken. – “I would like to have my hair done by Mr. Ken.”

G/ Sử dụng “Cause something done” với ý nghĩa làm cho cái gì đó, vật gì đó bị làm sao.

Ví dụ:

  • Bão sấm sét lớn làm nhiều cây cối bị gãy. – “The big thunder storm caused many trees to be damaged.”

4. Bài tập sử dụng câu cầu khiến trong tiếng Anh

  1. I’ll have the boys……the pictures for our class.
    A. draw
    B. to draw
    C. drew
    D. drawing

  2. You should have your car……before going.
    A. to wash
    B. washing
    C. washed
    D. wash

  3. Government ‘re going to have a new park….
    A. build
    B. built
    C. to build
    D. building

  4. I’ll have a car……for my nephew.
    A. buying
    B. bought
    C. buying
    D. to buy

  5. The elderly should have health……up regularly.
    A. checked
    B. to check
    C. check
    D. checking

  6. Get these books……to my office, please.
    A. to take
    B. taking
    C. take
    D. taken

Đáp án: 1A – 2C – 3B – 4B – 5A – 6D

Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn sẽ nắm được cách sử dụng câu cầu khiến trong tiếng Anh chính xác nhất. Đây là một loại câu thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp bằng tiếng Anh. Như vậy với các kiến thức ở trên, bạn có thể dễ dàng thể hiện ý muốn của chính mình nhất là trong trường hợp yêu cầu hay đề nghị một điều gì đó. Đừng quên thực hành bằng các bài tập ở trên bạn nhé!

Tác giả: NativeX