10 Trò chơi nhật bản dành cho mọi lứa tuổi

Để khám phá được nền văn hóa của “đất nước mặt trời mọc”, ngoài việc tìm hiểu về ẩm thực và các nghi lễ truyền thống, bạn cũng có thể khám phá qua các trò chơi Nhật Bản. Những trò chơi truyền thống tại Nhật Bản không chỉ giúp bạn hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của quốc gia này mà còn mang lại những giây phút vui vẻ cho mọi lứa tuổi.

Những trò chơi dân gian độc đáo có tại Nhật Bản

Các trò chơi Nhật Bản không chỉ là sáng tạo của người dân bản địa qua cuộc sống hàng ngày mà còn được biến thể từ các trò chơi dân gian của nhiều quốc gia khác để phù hợp với người Nhật.

Những trò chơi dân gian này không phân biệt tầng lớp và được mọi người đón nhận, phù hợp để chơi vào từng thời điểm khác nhau. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 10 trò chơi Nhật Bản mà bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu về đất nước này.

Trò chơi dân gian Ohajiki

Ohajiki một đồ chơi truyền thống Nhật

Ohajiki trong tiếng Nhật có nghĩa là “những miếng thủy tinh có hình cầu dẹt”. Đây là một trò chơi được bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản từ thời Nara. Và trở thành một trong trò chơi Nhật Bản được các bé gái rất yêu thích.

Cách chơi rất đơn giản, mỗi người chơi sẽ có một số lượng Ohajiki bằng nhau và cùng trải lên một mặt phẳng. Để phân định người chơi trước và sau, mọi người sẽ cùng nhau oẳn tù tì, những người thắng sẽ được đi trước.

Người chơi sẽ tiếp tục vẽ ra một đường thẳng sao cho có thể bắn vào Ohajiki của người khác. Nếu người chơi búng được miếng Ohajiki của mình trúng miếng Ohajiki được định trước thì sẽ được lấy chúng. Trò chơi dân gian Ohajiki khá giống trò chơi bắn bi của trẻ em Việt Nam.

Trò chơi Nhật Bản – Origami

Origami là một trong các trò chơi dân gian Nhật Bản

Khi nhắc đến trò chơi truyền thống của Nhật không thể bỏ qua Origami. Trò chơi này còn được gọi là trò chơi gấp giấy, đây còn được biết đến như một bộ môn nghệ thuật truyền thống nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc.

Với trò Origami truyền thống, bạn chỉ cần sử dụng những tờ giấy bình thường để gấp thành những hình dáng khác nhau như hình tròn, tam giác hay sáng tạo hơn là những con vật.

Hiện nay, trò Origami còn được nâng cấp hơn, ưu tiên sử dụng những miếng giấy hình chữ nhật hoặc hình vuông để gấp thành những hình thức phức tạp. Điều đặc biệt của trò chơi Origami là trong quá trình gấp không sử dụng cắt dán mà chỉ sử dụng những đường gấp giấy. Thế nhưng, sản phẩm của trò chơi Nhật Bản này lại đẹp mắt và có hình dáng 3D chân thực.

Trò chơi Menko – Ném đĩa

Những chiếc đĩa của trò chơi Menko có thể được làm bằng hình chữ nhật

Trò chơi ném đĩa (Menko) cũng là một trong những trò chơi Nhật Bản truyền thống, xuất hiện từ những năm 1700. Trò chơi này có cách chơi khá đơn giản khi người chơi ném những “chiếc đĩa” hoặc quân bài có hình dáng tròn hoặc vuông xuống đất.

Mục tiêu chính là làm bật được đĩa của đối thủ ra khỏi chỗ khác. Để làm được điều này, người chơi cần dùng lực ném đĩa thật mạnh vào đĩa của đối thủ.

Một điều đặc biệt khác của trò chơi là đĩa có in hình các vị anh hùng hoặc các diễn viên thể thao. Điều này làm cho trò chơi trở nên thú vị và độc đáo hơn.

Trò chơi đánh cầu – Hanetsuki

Trò chơi đánh cầu là trò chơi Nhật Bản thường chơi vào đầu năm mới

Một trong những trò chơi Nhật Bản thường được chơi vào dịp năm mới không thể thiếu là trò Hanetsuki. Trò chơi này còn được gọi là trò chơi đánh cầu, với mong muốn mang đến sự may mắn trong dịp đầu năm mới.

Loại cầu để chơi Hanetsuki là những quả bồ hòn có màu đen và các lông màu sặc sỡ. Để đánh cầu, người Nhật đã sáng tạo ra một cặp vợt có hình mái chào và được làm bằng gỗ.

Trên cặp vợt, có được trang trí với những họa tiết hoặc nhân vật xuất hiện trong các vở kịch truyền thống. Điều đặc biệt trong trò chơi này là người thua sẽ bị đối phương quẹt mực vào mặt.

Trò chơi Taketombo

Trò chơi Taketombo rất được trẻ em tại Nhật ưa chuộng

Taketombo trong tiếng Nhật có nghĩa là “chuồn chuồn tre” nhưng được người Nhật sáng tạo ra thành những chiếc chong chóng tre. Đây được coi là một món quà kỷ niệm và cũng là một trò chơi Nhật Bản độc đáo.

Với cấu tạo gồm hai cánh được gắn vào một thân tre nhỏ, khi dùng hai tay chà sát vào thân tre thì cánh có thể bay lên cao. Đây cũng là phiên bản đời thật của chiếc chong chóng tre trong bộ truyện nổi tiếng Doremon mà chúng ta đã quen thuộc.

Trò chơi Ayatori

Trò chơi đan dây - Ayatori là trò chơi Nhật Bản không thể bỏ qua

Khi nhắc đến các trò chơi truyền thống Nhật Bản, không thể không nhắc đến trò chơi Ayatori. Đây đơn giản là trò đan dây nhưng được phổ biến ở rất nhiều quốc gia Châu Á. Trò chơi này ra đời vào thời Heian của Nhật Bản.

Cách chơi Ayatori rất dễ hiểu. Chỉ cần sử dụng một sợi dây (thường là màu đỏ) dài khoảng 120cm và cột lại thành một vòng tròn. Người chơi sẽ cần tạo ra các hình thù khác nhau dựa trên sợi dây bằng cách đan dây với các ngón tay.

Trò chơi này có thể chơi từ 1 đến 2 người để thắt dây thành các hình như ngôi sao, cây cầu, tòa tháp,… Nếu chơi từ hai người thì lần lượt mỗi người sẽ làm những hình dáng, và người nào làm hỏng hoặc vướng dây sẽ thua.

Một số trò chơi Nhật Bản khác

Ngoài các trò chơi truyền thống được giới thiệu ở trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số trò chơi đặc biệt như:

Chơi bài Hanafuda

Bộ bài Hanafuda sặc sỡ mùa xuân

Đây là trò thường được chơi vào mùa xuân để gắn kết tình thân trong gia đình hoặc với bạn bè. Với bộ bài Hanafuda gồm 12 lá biểu tượng cho 12 tháng tuyệt vời trong năm. Mỗi lá được vẽ bằng những họa tiết đặc biệt, bao gồm 4 thẻ có 10 điểm và 1 thẻ có 50 điểm. Người có nhiều điểm hơn sẽ là người chiến thắng.

Trò chơi Kendama

Kendama là những trò chơi ở Nhật Bản nổi tiếng

Trò chơi Kendama hay còn được biết đến là trò chơi bắt bóng bằng cốc. Đây là trò chơi được bắt nguồn từ Pháp, dành cho giới quý tộc. Theo thời gian, trò chơi đã trở thành một trò chơi Nhật Bản phổ biến được nhiều người yêu thích.

Để chơi Kendama không hề dễ dàng như nhiều người nghĩ, để bắt được quả bóng vào cốc, người chơi cần có nhiều kỹ năng khéo léo. Trò chơi này cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và không bỏ cuộc.

Trò chơi Kakurenbo – Bịt mắt trốn tìm

Bịt mắt trốn tìm được nhiều bạn nhỏ nhiều nước biết đến

Trò chơi bịt mắt trốn tìm là một trò rất quen thuộc với nhiều thế hệ trẻ em của nhiều nước. Tại Nhật Bản, trò chơi này có tên là Kakurenbo, có cách thức chơi tương tự với người Việt Nam.

Sau khi cùng nhau oẳn tù, người thua sẽ trở thành Oni – con quỷ, người này sẽ bịt mắt và đếm từ 1 đến 10, trong khi mọi người trốn. Sau đó, Oni sẽ đi tìm và người nào bị bắt đầu tiên sẽ trở thành “con quỷ” và trò chơi sẽ được chơi lại từ đầu.

Trò chơi Daruma Otoshi

Trò chơi Daruma Otoshi thách thức sự kiên nhẫn của người chơi

Một trò chơi Nhật Bản hấp dẫn không kém là chú Daruma. Trò chơi này tương tự như trò rút gỗ, nhưng các miếng gỗ của Daruma Otoshi sẽ đơn giản chỉ xếp chồng lên nhau. Người chơi sẽ dùng búa để đẩy các mảnh sao cho chồng gỗ và chú Daruma đầu tiên không bị đổ.

Đó là một số trò chơi Nhật Bản mà bạn có thể thử sức để tìm hiểu thêm về văn hóa của quốc gia này. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin thú vị về đất nước “phù tang” này, hãy truy cập vào trang web: https://kizuki.edu.vn/ để biết thêm nhiều thông tin thú vị nữa nhé!