Số điện thoại Nhật Bản – Những thông tin cần biết

Điện thoại di động đã thay đổi cách chúng ta liên lạc, mang lại sự tiện lợi và dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúng ta sử dụng điện thoại để nghe, gọi và nhắn tin qua các số điện thoại riêng biệt. Chắc hẳn mọi người không còn lạ lẫm với việc này và đã quen thuộc với các dãy số điện thoại ở Việt Nam. Nhưng có bao giờ bạn tò mò về số điện thoại ở Nhật Bản, nó có khác gì so với số điện thoại ở Việt Nam hay cách gọi từ Việt Nam sang Nhật Bản như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về số điện thoại Nhật Bản thông qua bài viết dưới đây nhé!

Một số đặc điểm của số điện thoại Nhật Bản

Dưới đây là một số đặc điểm về số điện thoại ở Nhật Bản:

  • Số điện thoại ở Nhật Bản bao gồm một mã vùng và một số điện thoại (Số chuyển vùng + Số thuê bao).
  • Số điện thoại ở Nhật Bản có 10 hoặc 11 chữ số và không có số 0 ở đầu số điện thoại.
  • Có 3 nhà mạng lớn và phổ biến nhất ở Nhật Bản là AU, Docomo và Softbank.
  • Người Nhật sử dụng sim trả sau, không có hình thức sim trả trước như ở Việt Nam. Để sở hữu một sim cá nhân, cần có hộ chiếu, thẻ lưu trú và thẻ ATM (Visa quốc tế).
  • Hầu hết mọi người ở Nhật Bản chỉ sử dụng một số điện thoại riêng và không có khái niệm số đẹp.

Khi thực hiện cuộc gọi trong nước hoặc quốc tế từ Nhật Bản, bạn cần lưu ý thông tin về mã thoát quốc tế, mã quốc gia và mã vùng của Nhật Bản.

Mã thoát quốc tế là mã số cho phép bạn gọi điện thoại quốc tế. Mỗi quốc gia có một mã thoát quốc tế khác nhau. Ví dụ, mã thoát quốc tế của Việt Nam là 00 và của Nhật Bản là 010. Thay vì sử dụng mã số này khi gọi bằng điện thoại di động, bạn có thể sử dụng dấu “+”.

Mã điện thoại quốc gia là những con số đầu tiên phải nhập khi thực hiện cuộc gọi từ điện thoại cố định đến một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cụ thể. Mã điện thoại của Nhật Bản là 81, mã điện thoại của Việt Nam là 84.

Số điện thoại Nhật Bản (di động) khi gọi từ nước ngoài sẽ có dạng [+81 Số điện thoại Nhật Bản].

Danh sách mã vùng các tỉnh/thành phố ở Nhật Bản:

  • Akita: 18
  • Himeji: 79
  • Matsudo: 47
  • Takatsuki: 72
  • Hirakata: 72
  • Matsuyama: 89
  • Tokorozawa: 4
  • Hiroshima: 82
  • Miyazaki: 985
  • Tokyo: 3
  • Ichikawa: 47
  • Nagano: 26
  • Toyama: 76
  • Ichinomiya: 586
  • Nagasaki: 95
  • Toyohashi: 532
  • Iwaki: 246
  • Nagoya: 52
  • Sakai: 72
  • Fukuyama: 84
  • Kumamoto: 96
  • Sapporo: 11
  • Funabashi: 47
  • Koshigaya: 48
  • Toyonaka: 6
  • Kagoshima: 99
  • Naha: 98
  • Toyota: 565
  • Kanazawa: 76
  • Nara: 742
  • Utsunomiya: 28
  • Kashiwa: 4
  • Niigata: 25
  • Wakayama: 73
  • Kasugai: 568
  • Nishinomiya: 798
  • Yokkaichi: 59
  • Kawagoe: 49
  • Oita: 97
  • Yokohama: 45
  • Kawasaki: 44
  • Okazaki: 564
  • Amagasaki: 6
  • Kitakyushu: 93
  • Osaka: 6
  • Asahikawa: 166
  • Kobe: 78
  • Otsu: 77
  • Chiba: 43
  • Kochi: 88
  • Sagamihara: 42
  • Fujisawa: 466
  • Kofu: 55
  • Saitama: 48
  • Fukuoka: 92
  • Koriyama: 24
  • Suita: 6
  • Hamamatsu: 53
  • Machida: 42
  • Takamatsu: 87
  • Higashiosaka: 6
  • Maebashi: 27

Có được sử dụng điện thoại di động từ Việt Nam sang Nhật Bản?

Một điều quan trọng là bạn cần có điện thoại mới có thể có số điện thoại. Rất nhiều người tự hỏi liệu có thể mang điện thoại từ Việt Nam sang Nhật Bản và sử dụng nó không? Về mặt kỹ thuật, sự khả dụng của điện thoại di động từ Việt Nam sang Nhật Bản phụ thuộc vào từng loại máy, thông số kỹ thuật và băng tần của nhà mạng. Tuy nhiên, đa phần các máy hiện đại sau khi lắp sim Nhật đều có thể sử dụng và nghe gọi bình thường. Tuy vậy, theo quy định pháp luật, việc sử dụng điện thoại di động này có thể vi phạm. Cụ thể, có 2 quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này là luật truyền thông điện và luật sóng điện. Nếu máy không đáp ứng đầy đủ thông số kỹ thuật và vi phạm 2 quy định trên, bạn sẽ chịu trách nhiệm pháp lý liên quan. Vì vậy, hãy lưu ý điều này!

Cách gọi điện qua số điện thoại

Từ Việt Nam sang Nhật Bản

Gọi tới máy bàn (số điện thoại cố định)

Thực hiện theo cú pháp: [00 – 81 – mã vùng – số điện thoại người nhận]

Trong đó:

  • 00 là mã thoát quốc tế ở Việt Nam.
  • 81 là mã điện thoại quốc gia của Nhật Bản.
  • Mã vùng: mã tỉnh hoặc thành phố của Nhật Bản (xem bảng mã vùng).

Ví dụ: Bạn ở Việt Nam muốn gọi điện cho bạn đang sống ở Tokyo (mã vùng là 3) có số máy bàn là 123456789, bạn bấm số máy: 00813123456789

Gọi tới điện thoại di động

Thực hiện theo cú pháp:

  • [00 – 81 – số điện thoại người nhận] hoặc
  • [+81 – số điện thoại người nhận]

Lưu ý: Không cần mã vùng và bỏ số 0 đầu tiên ở số điện thoại người nhận.

Ví dụ: Bạn ở Việt Nam muốn gọi điện cho bạn đang sống ở Nhật Bản có số điện thoại di động là 0123456789, bạn bấm số máy: 0081123456789 hoặc +81123456789

Từ Nhật Bản về Việt Nam

Gọi tới máy bàn (số điện thoại cố định)

Thực hiện theo cú pháp: [010 – 84 – mã vùng Việt Nam – số điện thoại người nhận]

Gọi tới điện thoại di động

Thực hiện theo cú pháp: [010 – 84 – số điện thoại người nhận]

Lưu ý: Bỏ số 0 đầu tiên ở số điện thoại người nhận.

Ví dụ: Bạn ở Nhật Bản và muốn gọi điện về cho người thân đang ở Việt Nam có số điện thoại di động là 0987654321, bạn bấm số máy: 01084987654321 hoặc +81987654321

Số điện thoại quan trọng cần biết khi ở Nhật Bản:

  • Số điện thoại cấp cứu Nhật Bản: #7119
  • Số điện thoại cảnh sát Nhật Bản: 110
  • Số điện thoại cứu hỏa Nhật Bản: 119
  • Số để báo khi bạn gặp hay chứng kiến sự cố khẩn cấp trên đường phố: #9910
  • Số đội tuần tra trên biển: 118
  • Số điện thoại hỗ trợ khẩn cấp (sử dụng tiếng Anh): 03-5774-0992 (từ 9h sáng – 11h đêm hàng ngày) hoặc 03-3501-0110 (từ 8h30 sáng – 5h chiều)
  • Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài (tiếng Việt) của chính phủ Nhật Bản: 03-3202-5535 hoặc 03-5155-4039 (thứ 6 hàng tuần)
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo: +81-80-3590-9136 (24/24)
  • Phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản: +81-90-6187-6644 (9h-18h)
  • Phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản: +81-80-4006-0234 (9h-18h)

Lưu ý:

  • Không cần bấm mã vùng và không mất phí khi thực hiện cuộc gọi đến số điện thoại khẩn cấp.
  • Khi gọi số khẩn cấp từ trạm điện thoại công cộng, chỉ cần bấm nút màu đỏ trên máy và sau đó gọi số khẩn cấp cần liên lạc.
  • Khi gọi số cấp cứu như cứu thương, cứu hỏa, cảnh sát mà không biết địa chỉ chính xác, hãy xem địa chỉ trên điện thoại di động, trên cột điện hoặc trên máy bán hàng tự động. Một số máy bán hàng tự động còn có điện thoại cố định để bạn sử dụng.

Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về số điện thoại ở Nhật Bản. Mỗi quốc gia có những sự khác biệt về nhiều mặt và số điện thoại cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, luôn có cách để kết nối với những khác biệt đó. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về đất nước Nhật Bản và khám phá các tỉnh, thành phố xinh đẹp ở đó, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VietAIR để mua vé máy bay giá rẻ đi Nhật Bản nhé!

Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR, bạn sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh miễn phí (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng. Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!