Đăng ký ứng tuyển

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các câu hỏi tình huống nhằm đánh giá khả năng xử lý, thái độ ứng xử của từng ứng viên với các tình huống thực tế trong công việc. Vậy làm sao để vượt qua thử thách này một cách khéo léo và phát huy được tiềm năng của bản thân? Hãy cùng tham khảo bài viết chi tiết dưới đây để biết cách trả lời các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn hiệu quả nhé!

Contents

1. Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn là gì?

Câu hỏi ứng xử tình huống là dạng câu hỏi thường không đi trực tiếp vào chuyên môn mà liên quan đến các tình huống phát sinh trong công việc. Nhà tuyển dụng muốn dựa vào đó để đánh giá thái độ ứng xử, đặc điểm tính cách, cũng như khả năng ứng biến và xử lý tình huống của mỗi ứng viên khác nhau.

Đặc điểm chung của các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn là không dựa vào một chuẩn mực riêng nào để đánh giá câu trả lời là ĐÚNG hay SAI. Thay vào đó, nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe, quan sát và cân nhắc cách ứng viên trả lời để từ đó đưa ra đánh giá và quyết định phù hợp nhất.

2. Phân loại câu hỏi tình huống thường gặp

Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn thường chia ra làm hai dạng:

  • Tình huống thực tế đã xảy ra (trải nghiệm): Câu hỏi liên quan đến các hoạt động thực tế mà ứng viên đã từng trải qua trong công việc. Nhà tuyển dụng sẽ thông qua những trải nghiệm thực tế và cách ứng viên xử lý vấn đề, để đánh giá phong cách làm việc cũng như mức độ thành thục khi ứng biến ở những tình huống đã xảy ra…

  • Tình huống giả định chưa xảy ra (lý thuyết): Khi giả sử một vấn đề có thể sẽ phát sinh trong tương lai, nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào cách bạn trình bày để nắm bắt được tầm nhìn, khả năng bao quát và phân tích tình hình của bạn. Ứng viên có thể linh hoạt chia sẻ cách họ xử lý tình huống giả định bằng những hiểu biết, kinh nghiệm hoặc lối suy nghĩ giải quyết vấn đề mà theo họ là hữu ích, có thể ứng dụng được trong thực tế…

3. Vai trò của câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

Những câu hỏi tình huống khi phỏng vấn là phần không thể thiếu giúp nhà tuyển dụng có thể xem xét và lựa chọn ứng viên phù hợp. Mục tiêu cụ thể chính là:

3.1 Khám phá tiềm năng của ứng viên

Qua cách xử lý những câu hỏi tình huống, nhà tuyển dụng cho ứng viên cơ hội để thể hiện khả năng tư duy và ứng biến linh hoạt của mình. Có một số trường hợp, tuy rằng kinh nghiệm của ứng viên đó chưa đủ nhưng cách ứng xử tình huống thông minh cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được tiềm năng của người này.

3.2 Dự báo hành vi của ứng viên trong tương lai

Khi hỏi về những tình huống thực tế đã từng xảy ra trong quá trình bạn làm việc trước đây, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cách bạn giải quyết vấn đề. Sau đó đối chiếu với văn hóa, môi trường làm việc của công ty họ để xem bạn có phải là ứng viên dễ thích nghi, biết cách ứng biến và phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không.

4. Top các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn phổ biến

Các câu hỏi tình huống có vai trò rất quan trọng trong mỗi cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cần biết cách đặt ra những câu hỏi tình huống hay khi phỏng vấn để nâng cao khả năng tìm được ứng viên tiềm năng.

4.1 Nhóm câu hỏi tình huống đã trải qua (trải nghiệm)

4.1.1 Hãy kể về một tình huống khó khăn mà bạn đã từng giải quyết

Đây là câu hỏi phỏng vấn “kinh điển” mà nhiều ứng viên có thể gặp phải. Qua cách bạn giải quyết những khó khăn, nhà tuyển dụng muốn xem bạn xử lý mọi việc ra sao, giữ được thái độ bình tĩnh và giải quyết được khó khăn hay không.

Khi gặp câu hỏi này, ứng viên hãy trả lời một cách thành thực về khó khăn mà bản thân đã trải qua. Hãy nhấn mạnh vào việc bạn đã làm gì để xử lý vấn đề, suy nghĩ hướng giải quyết và hành động như thế nào.

4.1.2 Hãy kể về một xung đột bạn đã từng gặp phải khi làm việc và cách giải quyết của bạn?

Đây là một trong các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn khá phổ biến mà đa số các nhà tuyển dụng đều sẽ hỏi để xem ứng viên có EQ cao đến đâu, có giải quyết được những mâu thuẫn hay không. Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này, nhưng mấu chốt là bạn cần trung thực và không quá đề cao bản thân khi trình bày.

4.1.3 Có bao giờ bạn cảm thấy quá áp lực khi làm việc chưa? Nếu có hãy cho chúng tôi biết bạn đã làm cách nào để vượt qua?

Với câu hỏi tình huống về áp lực công việc, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem khả năng chịu áp lực của bạn đến đâu, có thể làm việc dưới áp lực lớn hay không. Bất kỳ ai khi đi làm cũng sẽ có khoảng thời gian áp lực, do đó bạn không cần e ngại mà hãy kể lại trải nghiệm đó với một tinh thần thoải mái và trung thực.

4.1.4 Chắc hẳn bạn cũng từng mắc sai lầm trong công việc? Hãy chia sẻ về lần bạn đã mắc lỗi và khắc phục ra sao?

Đối với câu hỏi tình huống khi phỏng vấn thế này, bạn có thể kể lại một lỗi không gây ra hậu quả quá lớn mà bản thân từng mắc phải trong công việc.

4.1.5 Khi làm việc với một đồng nghiệp khó chịu, bạn có cách xử lý như thế nào?

Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn có phải là người có tính kiên nhẫn, biết cách ứng xử phù hợp và thích nghi khi làm việc chung với một số người không quá dễ chịu trong nhóm hay không.

Trong trường hợp gặp phải câu hỏi xử lý tình huống này, bạn có thể trả lời như sau:

“Tôi biết mỗi người mỗi nét tính cách, và trong công việc đôi lúc có người cảm thấy khó chịu là điều hoàn toàn dễ hiểu. Có thể họ có lý do riêng, hiểu lầm hoặc do áp lực công việc… Khi đó tôi vẫn đối xử với họ công tư phân minh. Tôi cũng sẽ cố gắng nói chuyện riêng với họ để biết nguyên nhân và giải thích khúc mắc nếu có.”

4.1.6 Hãy kể về một lần bạn đã hoàn thành công việc xuất sắc và mang lại giá trị cho công ty?

Đây là câu hỏi mà khá nhiều ứng viên gặp phải lỗi khi trả lời. Vì họ mải nói về thành tích bản thân và quá tự mãn, không kể đến những người đã cùng làm việc với mình. Nhà tuyển dụng có thể vì thế mà mất thiện cảm và không đánh giá cao ứng viên. Đối với câu hỏi tình huống khi phỏng vấn này, bạn nên trình bày ngắn gọn dựa vào số liệu để tăng độ tin cậy. Đồng thời đừng quên nhắc đến những người đã “đồng lòng chung sức” với bạn để đi đến kết quả cuối cùng mỹ mãn nhất.

4.1.7 Hãy chia sẻ cách bạn đặt mục tiêu trong công việc và hoàn thành nó như thế nào?

Nhà tuyển dụng muốn thấy được tinh thần cầu tiến, cách bạn đề ra mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện có khoa học, rõ ràng hay không. Bạn có thể trả lời bằng cách chia sẻ trải nghiệm thực tế ở công việc trước đây của bản thân.

4.2 Nhóm câu hỏi tình huống chưa trải qua (lý thuyết)

4.2.1 Nhóm câu hỏi tình huống về kỹ năng làm việc nhóm

Trong quá trình làm việc nhóm sẽ không thể tránh được việc phát sinh các tình huống như mâu thuẫn quan điểm, thiếu kết nối… Cách bạn trả lời câu hỏi giả định tình huống bất đồng khi làm việc nhóm sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được bạn là người phù hợp với văn hóa, phong cách làm việc của công ty hay không.

4.2.2 Nhóm câu hỏi tình huống về động lực làm việc

Duy trì động lực và đam mê trong công việc là điều rất quan trọng, do đó nhà tuyển dụng cũng sẽ quan tâm đến cách ứng viên tìm kiếm được sự sáng tạo, vượt qua áp lực khi làm việc như thế nào.

4.2.3 Nhóm câu hỏi xử lý tình huống với khách hàng

Để xử lý thật khéo léo những tình huống tréo ngoe khi làm việc với họ, bạn nên chuẩn bị kỹ những câu trả lời phù hợp cho những câu hỏi tình huống khi tuyển dụng và cách trả lời này.

4.2.4 Nhóm câu hỏi về khả năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian ảnh hưởng đến hiệu suất giải quyết công việc, do đó nhà tuyển dụng sẽ có những câu hỏi liên quan đến cách bạn sắp xếp các việc cần làm…

4.2.5 Nhóm câu hỏi tình huống về kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một trong những việc bạn sẽ phải thực hiện hàng ngày khi làm việc: giao tiếp với đồng nghiệp, sếp, đối tác, khách hàng,… Nhóm câu hỏi tình huống này sẽ cho thấy bạn là một người có khả năng giao tiếp ra sao.

4.2.6 Nhóm câu hỏi tình huống về khả năng thích ứng

Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một số các câu hỏi để kiểm tra khả năng hòa nhập, thích nghi với môi trường công việc của ứng viên.

4.2.7 Nhóm câu hỏi tình huống về cách xử lý xung đột

Các câu hỏi về khả năng giải quyết mâu thuẫn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được bạn là người tích cực hay tiêu cực.

4.2.8 Nhóm câu hỏi tình huống về khả năng lãnh đạo

Có thể bạn là một người mới, nhưng việc chuẩn bị câu trả lời cho nhóm câu hỏi về khả năng lãnh đạo không hề thừa. Nhà tuyển dụng muốn thấy được tầm nhìn, tư duy lãnh đạo của bạn ngay tại buổi phỏng vấn.

5. Mẹo trả lời các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn với phương pháp STAR

Câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên luôn “thiên biến vạn hóa” dưới nhiều dạng khác nhau. Do đó, bạn không thể chỉ học thuộc rồi trả lời một cách rập khuôn máy móc, thiếu tự nhiên. Đối với các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn, bạn cần tập trung vào điều quan trọng hơn cả, chính là phương pháp trả lời. Một trong những mẹo các ứng viên có thể tham khảo và áp dụng thử là phương pháp STAR – phân tích câu hỏi và chủ động tạo ra câu trả lời phù hợp.

STAR là tên viết tắt của:

  • Situation (Tình huống): Mô tả lại tình huống đã gặp (thời gian, địa điểm, người tham gia,…)
  • Task (Nhiệm vụ): Vai trò, nhiệm vụ của bạn trong tình huống đó là gì?
  • Action (Hoạt động): Trình bày chi tiết những hoạt động đã thực hiện để đạt được mục tiêu (lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên,…), giúp bạn định hình được câu trả lời cụ thể.
  • Result (Kết quả): Sau khi kết thúc, kết quả là gì? Hãy nói về bài học kinh nghiệm bạn rút ra được từ việc giải quyết tình huống đó.

Hy vọng những kiến thức và mẹo trên sẽ giúp bạn tự tin và thành công trong quá trình trả lời các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn. Chúc bạn may mắn!