16 món ăn “quái dị” của Nhật Bản không phải ai cũng dám thử

Ẩm thực Nhật Bản lúc nào cũng làm người ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bên cạnh những món ăn nổi tiếng về độ tinh tế, đặc sắc như mì Ramen, Sashimi hay đặc sản thịt bò Kobe đắt đỏ, “xứ sở hoa anh đào” còn sáng tạo ra nhiều món ăn “quái dị” cả về hình dạng lẫn hương vị mà chẳng ai nghĩ tới.

Sushi côn trùng

Sushi là món ăn nổi tiếng khi nhắc tới “xứ Phù Tang”. Người Nhật thường thích làm Sushi từ nguyên liệu thịt sống. Bởi vì vậy bản thân món Sushi rất khó ăn đối với những người không phải người Nhật. Và Sushi côn trùng còn “kinh dị” hơn thế nhiều…

Thay vì dùng thịt cá hay những món dễ ăn thì người Nhật lại có món đặc sản là côn trùng như gián hay các loại sâu bọ khác.

Món Sushi côn trùng do nhà văn Nhật Shoichi Uchiyama làm nên, nhà văn 58 tuổi này đã viết sách nấu ăn trong đó có 70 thực đơn là các món làm từ côn trùng và trong đó có món Sushi này. Anh Shoichi còn nói rằng anh thích ăn nhện nhất thì thịt nhện rất mềm và thơm ngon. Ngoài ra, anh Shoichi còn cho biết cách tốt nhất để nấu côn trùng là rim chúng trong chảo.

Sashimi Cá nóc (Sashimi Fugu)

Fugu hay cá nóc – một loại cá mà chắc hẳn chỉ cần nghe qua cái tên thôi là du khách đã muốn tránh xa vì hình thù của nó cực kì kinh dị cũng như loại độc tố ẩn chứa bên trong nó. Nhưng đối với người dân “xứ Phù Tang” thì cá nóc được dùng để chế biến ra những thực phẩm cao cấp.

Trên thực tế cá nóc đã từng là một món ăn “quốc cấm” của Nhật Bản trong thế kỷ 16, sau sự kiện một nhóm Samurai không thể tỉnh dậy sau khi ăn phải loài cá này. Trải qua rất nhiều thời gian sau khi phát hiện được nguồn gốc và nguyên nhân gây chết người của cá nóc, người Nhật đã có cách giải quyết để ngày nay có thể phục vụ cho khách du lịch và người dân địa phương món ăn tuyệt hảo này. Tuy nhiên, việc chọn lựa kỹ càng những người đầu bếp giỏi để thực hiện món ăn khó nhằn là điều cần thiết. Bởi lẽ, chỉ cần một sơ xuất dù rất nhỏ trong khâu sơ chế sẽ gây nguy hiểm tính mạng.

Để được đảm nhiệm trọng trách chế biến món cá nóc, các đầu bếp phải trải qua thời gian dài khổ luyện khoảng 4-5 năm. Các đầu bếp đa tài này phải trải qua các bài kiểm tra thực hành và lý thuyết yêu cầu đạt điểm tuyệt đối. Đặc biệt phải thành thạo kỹ thuật cắt Usu-Zukuri có nghĩa là “thái cá mỏng” để được cấp giấy phép từ Chính phủ.

Để thưởng thức trọn vẹn món Sashimi cá nóc, gia vị không thể thiếu đó là chén nước tương và chén súp Dashi làm từ cá ngừ khô và rong biển. Món Sashimi cá nóc càng trở nên hấp dẫn thực khách hơn khi dùng kèm với hành lá cọng nhỏ đặc trưng của văn hóa Nhật Bản. Sự kết hợp này khiến món ăn vừa đậm đà hương vị, vị ngọt của thịt cá hòa lẫn vị cay nồng của hành khiến vị giác và khứu giác hoạt động mạnh mẽ.

Tùy khẩu vị mỗi người, có thể vắt thêm một chút chanh lên thịt cá. Thịt cá có độ giòn, dai, vị ngọt tự nhiên hòa lẫn với vị chua của chanh, vị cay nồng của hành như đánh thức vị giác của người dùng.

Sashimi ếch

Nổi tiếng là quốc gia sở hữu nhiều món gỏi hải sản hấp dẫn trên thế giới. Các món Sashimi làm từ cá tôm đã khiến nhiều người e ngại không dám thử, thậm chí là thử nhưng không ăn được. Vậy mà người Nhật lại còn có món Sashimi ếch tươi.

Món Sashimi ếch tươi được đầu bếp Nhật Bản chế biến bằng cách chặt đầu, loại bỏ nội tạng và lột da. Sau khi sơ chế, toàn bộ số thịt sẽ được bày gọn gàng trong một bát ướp đầy đá lạnh cùng với những lát chanh mỏng. Món gỏi ếch này được ăn kèm với nước tương.

Chưa hết, phần da và nội tạng khi đã lột sạch và loại bỏ từ trước đó sẽ không vứt bỏ mà họ tận dụng để ninh nhỏ lửa tạo thành món súp cho khách hàng ăn tráng miệng sau khi dùng xong món Sashimi “đáng sợ” này.

Khi đĩa Sashimi ếch được bày trên bàn, con ếch vẫn còn sống, nó vẫn thở phập phồng và đôi mắt vẫn chớp chớp linh động. Cảm giác món ăn đó rất đáng sợ, nhưng người Nhật vẫn ăn được một cách ngon lành, chẳng ngại ngần ngay cả khi chân của những con ếch xấu số đang giãy giũa.

Zazamushi

Zazamushi tức là ấu trùng thủy sinh, món này gây tò mò cho nhiều thực khách sành ăn nhưng cũng không phải ai cũng sẵn sàng thưởng thức nó. Thậm chí món này còn được xếp vào danh sách các món ăn kinh dị trên thế giới.

Món ăn từ ấu trùng thủy sinh không thực sự phổ biến ở nhiều địa phương Nhật Bản, nó chỉ có ở tỉnh Nagano, nơi mà những người cao tuổi trong thị trấn lúc nào cũng khuyến khích lớp trẻ tuổi học hỏi các kỹ năng đánh bắt ấu trùng để duy trì nền ẩm thực truyền thống có nguy cơ biến mất này.

Ấu trùng và chuồn chuồn thường được gọi là Zazamushi, chỉ có thể đánh bắt ở thượng nguồn sông Tenryu gần thành phố Ina. Các ấu trùng khai thác sẽ thường được chế biến thành loại Tsukudani, một món ăn phổ biến của Nhật Bản được nấu bằng cách ninh nhừ nhiều loại nguyên liệu như cá, ngao hoặc rong biển trong nước tương, mirin (rượu gạo), đường và rượu Sake.

Zazamushi thường được ăn cùng cơm trắng hoặc làm Sushi. Hương vị béo ngậy của nó kết hợp với các loại gia vị riêng tạo thành một món ăn rất ngon.

Ấu trùng ong (Hachinoko)

Ấu trùng ong là một trong những món ăn chơi phổ biến tại Nhật Bản. Hachinoko bắt nguồn từ vùng núi Nagano, nơi sinh sống của nhiều giống ong nhờ diện tích rừng núi rộng lớn. Ban đầu, món nhộng ong chỉ dùng chỉ được dành cho tầng lớp vua chúa. Theo thời gian, chúng đã trở nên phổ biến trong đời sống người dân và được sáng tạo thành nhiều hương vị hấp dẫn.

Sau khi thu hoạch và làm sạch, những con ấu trùng nhỏ nhắn này sẽ được sơ chế bằng cách chiên giòn trong dầu nóng. Tiếp đến, người ta ướp chúng cùng với hỗn hợp sánh sệt của nước đường và nước tương. Khi ấy bên ngoài lớp vỏ mỏng mềm quyện đều màu vàng nâu óng ánh trông rất kích thích.

Hachinoko thường được chế biến sẵn và bày bán như một món đồ hộp ở Nhật Bản. Người dân nơi đây cho rằng, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt dịu, thanh thanh nguyên chất từ ong mang đến. Lớp ngoài của ấu trùng có độ giòn giòn nhưng bên trong lại có dẻo dai, mằn mặn lạ miệng. Bên cạnh hương vị độc đáo hấp dẫn, Hachinoko còn được yêu thích nhờ món cung cấp rất nhiều dưỡng chất tự nhiên. Ngoài protein, vitamin và chất béo thì lượng tinh bột dồi dào của nhộng ong cũng là điều được đánh giá cao.

Thông thường người Nhật sẽ thưởng thức Hachinoko như một món mồi nhấm cùng rượu Sake. Còn đối với những ai can đảm thì có thể ăn cùng cơm nóng, gỏi tươi hoặc cuộn Sushi.

Châu chấu (Inago no Tsukudani)

Inago no Tsukudani được chế biến từ châu chấu. Món ăn này phổ biến ở những vùng nông thôn như Yamagata, Nagano… Đây là món ăn yêu thích của người Nhật, ngay cả trẻ em Nhật cũng thích ăn món này. Inago no Tsukudani thường được dùng với cơm trắng.

Để chế biến món ăn này, trước khi đưa châu chấu vào chế biến, người ta phải để qua đêm để cho châu chấu tiêu hóa hết thức ăn trong dạ dày sau đó mới chế biến, đồng thời làm như vậy sẽ khiến nguyên liệu trở nên sạch sẽ hơn. Sau đó châu chấu sẽ được luộc qua nước sôi, để nguội, phơi khô dưới nắng từ 1 đến 2 ngày tiếp đến sẽ cho vào nấu chung với nước sốt Tsukudani và đường để thêm phần đậm đà.

Tuy món này có vẻ đỡ khó ăn hơn các món khác, nhưng nhiều người vẫn không dám thử món đặc sản dị này.

Cá thối (Kusaya)

Kusaya là món cá khô ngâm trong Kusaya Jiru, loại nước ướp có chứa muối và vi khuẩn lên men cá. Kusaya Jiru đã được sử dụng trong vài trăm năm ở Nhật Bản với công dụng như một loại thuốc tốt, có tác dụng chữa bệnh.

Món ăn này có hình dáng và màu sắc không quá khác biệt so với cá hun khói. Song chính mùi vị thối đặc trưng của riêng món này khiến nhiều người phải “sợ hãi”.

Để làm nên món Kusaya, người Nhật ngâm cá trong nước ướp Kusaya Jiru khoảng 10 giờ. Sau đó, cá được vớt ra và sấy khô trong vài ngày. Cách chế biến này xuất phát từ đảo Izu ở Nhật, vùng đất có nghề canh tác các ruộng muối. Người dân tại đảo thường chế biến các món ăn với nguyên liệu chính là muối. Việc ngâm cá với muối ban đầu chỉ để bảo quản, sau đó do ngâm đi ngâm lại quá nhiều lần nước ướp bắt đầu có mùi và thấm vào thịt cá.

Hải sản lên men (Shiokara)

Shiokara tên đầy đủ là “Ika no shiokara”, là một món ăn được làm từ những miếng hải sản nhỏ, thường là mực ống cắt nhỏ rồi ngâm trong nội tạng của chính nó. Tiếp đến, người ta sẽ cho thêm muối cùng các thành phần gia vị vào trộn cùng như Shichimi Wasabi và một ít bột gạo. Sau khi món ăn được trộn ướp cùng gia vị xong sẽ cất trong một hũ thủy tinh kín để lên men trong khoảng thời gian 1 tháng. Nhưng nếu để càng lâu thì món Shiokara lại càng ngon và đậm đà hương vị.

Người Nhật Bản cho rằng trong suốt quá trình ủ lên men thì Shiokara sẽ dần dần hòa quyện với các nguyên liệu được ướp cùng trước đó. Và kết quả sau cùng là sẽ cho ra một món ăn có màu nâu sền sệt, vừa nhớt, vừa dính. Nhiều thực khách sau khi nếm thử qua đã lí giải rằng, chính vì mùi tanh của mực và cộng thêm cả mùi chua lên men của gia vị trộn cùng khiến cho món ăn này rất dị với mùi hôi rất khó tả.

Khi lấy Shiokara trong hũ ra, người ta sẽ thường bày trong những chiếc bát nhỏ, phục vụ kèm cùng cơm trắng và rượu sake. Ngoài cái mùi tanh nồng đặc trưng thì hương vị của Shiokara lại thiên về vị mặn và hơi cay một chút. Mặc dù thoáng nhìn qua thì nhiều người sẽ cảm thấy món ăn này chẳng có chút gì hấp dẫn. Thế nhưng, khi trộn cùng cơm trắng thì Shiokara lại lan tỏa ra một hương vị rất hấp dẫn.

Đậu nành lên men (Natto)

Được biết đến là một mỹ thực truyền thống không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Nhật, Natto được làm từ hạt đậu tương lên men, có một mùi vị vô cùng đặc trưng, nồng và có mùi hơi khó chịu đối với những người không quen ăn món này. Bởi vậy, Natto còn được nhiều bạn bè quốc tế gắn cho một cái tên khác là “đậu phụ thối phiên bản Nhật”.

Để làm món ăn này, sau khi ngâm hạt đậu nành nhỏ trong vòng một ngày, người Nhật đem luộc chín rồi cho lên men. Theo cách cổ truyền, đậu được ủ trong các túi rơm. Hiện nay, người Nhật sử dụng men Kosokin để ủ đậu nành trong khoảng 24 giờ ở nhiệt độ 40°C. Sau khi được lên men, đậu Natto sẵn sàng có mặt trên các mâm cơm gia đình Nhật. Món ăn này thường được ăn kèm với cơm, hoặc có thể nấu thành súp, làm nhân Sushi cuộn và nước dùng của mì Soba.

Theo kinh nghiệm được truyền lại, Natto càng nhớt và sợi nhớt càng dài thì vị càng ngọt và chất lượng càng tốt. Mặc dù có không ít người nước ngoài phải bỏ chạy khi ngửi thấy mùi vị đặc trưng của natto nhưng với những ai chịu được thì lại nghiện món này một cách lạ lùng như đứa trẻ nghiện chocolate vậy.

Cá nhảy múa (Shiro no Odorigui)

Shirouo no Odorigui là món ăn truyền thống được người Nhật Bản yêu thích. Nguyên liệu chính của món này là cá bống băng (Shirouo), có bề ngoài trong suốt. Trong tiếng Nhật, từ “Odorigui” nghĩa là “nhảy múa khi được ăn”. Đây cũng là nét đặc trưng của món ăn này.

Khi ăn Shirouo no Odorigui, thực khách được phục vụ một chén lớn đựng cá sống. Chén nhỏ bên cạnh đựng trứng trộn giấm. Giấm còn được rưới lên thân cá để chúng xót và “nhảy múa” mạnh hơn.

Vì được ăn sống, những con cá sẽ ngọ nguậy ngay trong miệng. Người Nhật không nhai từng con cá một mà là nuốt sống sau đó uống rượu Sake. Họ cho rằng đó là cách bạn cảm nhận được những con cá đang bơi lội, “nhảy múa” trong dạ dày.

Món ăn này có xuất xứ ở Fukuoka. Tương truyền rằng vào thời Edo cách đây hơn 300 năm, mùa xuân thường có lũ lụt lớn gây thiệt hại. Các địa chủ thuê nông dân dọn dẹp sau mỗi trận lũ và thưởng cho họ vài thùng rượu Sake. Những người nông dân lúc ấy thưởng thức rượu ngay bên bờ sông, vừa uống vừa túm lấy con cá nhỏ dưới nước cho luôn vào miệng. Sau khi phổ biến ở Fukuoka, Shiro no Odorigui bắt đầu lan rộng ra toàn Nhật Bản.

Mực nhảy múa

Món mực nhảy này là một màn trình diễn đánh lừa thực khách của những đầu bếp Nhật Bản. Con mực trong bát trông rất tươi, có vẻ như còn sống nhưng thực ra nó đã chết. Khi được rưới nước tương lên, các xúc tu của nó sẽ cử động y hệt như nó vẫn sống. Đây là phản ứng của các tế bào còn tươi trong xúc tu mực và muối trong nước tương. Sự tiếp xúc với muối sẽ tạo ra xung điện, làm những tế bào co giật như đang “nhảy múa” khiến mọi người lầm tưởng và hãi hùng.

Món ăn với cái tên mỹ miều “mực nhảy múa” không chỉ là màn biểu diễn “đỉnh cao” từ các chú mực còn sống mà còn khiến người ta khiếp sợ vì khi thưởng thức, các xúc tu của mực sẽ bám chặt vào phần miệng của thực khách. Nếu không khéo léo, đôi khi thực khách sẽ bó tay với những chú mực “quái chiêu” này ngay. Nhiều người khi thưởng thức món “mực nhảy múa” này đã cảm thấy ngẹt thở vì các xúc tua của mực. Tuy vậy, món ăn vẫn hấp dẫn khá nhiều khách du lịch vì sự tươi ngon, giòn ngọt của loại mực sống với cách chế biến đơn giản.

Người Nhật chỉ sử dụng loại nước tương đơn giản để ăn kèm với những chú mực để giữ lại hương vị tươi sống của nó. Món ăn có đôi phần kinh dị nhưng lại là nét đẹp trong ẩm thực của người Nhật.

Tinh hoàn cá (Shirako)

Shirako là một trong những món ăn kỳ lạ của người Nhật Bản, có không ít người ngần ngại khi quyết định nếm thử bởi thành phần chính của nó. Shirako là món ăn được chế biến từ nguyên liệu chính là tinh hoàn của cá đực (thường là cá nóc và cá tuyết) với nhiều cách thức chế biến và nguyên liệu phụ khác nhau nhằm mục đích át đi mùi tanh của nó hoặc để tôn lên vị béo ngậy của món ăn này.

Shirako với mùi hương vị mềm mịn dễ tan ngay khi thưởng thức, món ăn này còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng nên được người Nhật thường xuyên sử dụng.

Có hai cách chế biến món ăn này. Cách đầu tiên chính là thưởng thức ngay khi còn sống ăn kèm với hành lá, đây là cách mà nhiều người đã quá quen với món ăn này lựa chọn. Còn với những người mới lần đầu thưởng thức thì họ khá ngại khi ăn sống shirako, vì vẫn còn vị tanh nồng của món ăn. Cách chế biến thứ hai chính là nướng, chiên hoặc hấp và ăn cùng cơm. Song, ngon nhất là chưng shirako cùng nấm đông cô, nấm kim chi, củ cải và cà rốt. Cách chế biến này sẽ làm tăng vị béo và ngọt dịu của Shirako.

Rùa mai mềm (Suppon)

Từ lâu, người Nhật đã xem rùa như một loại thực phẩm vô cùng quý giá, có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt món ăn này cũng giúp làm tăng cường sinh lý ở đàn ông. Suppon chính là tên gọi các món ăn được chế biến từ rùa mai mềm.

Đầu tiên, người ta thường làm thịt rùa rồi lấy máu của nó. Phần tim rùa được thả vào ly rượu Sake cho thực khách. Trong khi khách thưởng thức rượu, đầu bếp sẽ chế biến món chính từ thịt rùa bằng nhiều cách như nấu súp, lẩu,… Trứng rùa thường được ăn sống vì người Nhật tin rằng ăn như vậy có thể giúp cải thiện sinh lực phái mạnh.

Tuy nhiên, một bữa Suppon được phục vụ trọn vẹn thường có giá không hề rẻ. Thực khách phải chi trả từ 100 USD trở lên cho mỗi bữa ăn Suppon. Bên cạnh đó nhiều người khi lần đầu nhìn thấy hình ảnh nguyên một con rùa trong bát ăn cũng không dám nếm thử món ăn đó.

Thịt ngựa sống (Basashi)

Với khách nước ngoài, Basashi thuộc top những món ăn kinh dị nhất, nhưng với người Nhật đây lại là đặc sản truyền thống rất được ưa chuộng.

Ở các cửa hiệu tại Nhật Bản, thịt ngựa thường được chia làm ba loại: nhiều mỡ, nhiều nạc, trung hòa cả nạc và mỡ. Basashi được bảo quản lạnh và thường ăn cùng tương Shoyu, tỏi, gừng, Wasabi, hành. Một số nơi món này còn được phục vụ kiểu Yakiniku (thịt nướng), hoặc Baniku, cũng có nghĩa thịt ngựa trong tiếng Nhật. Một số người có ý kiến là vị của thịt ngựa sống khá giống thịt bò sống tuy nhiên mềm và dễ nhai hơn. Ngoài ra, người Nhật còn sáng tạo thêm các món tráng miệng lạ làm từ Basashi như kem.

Nếu thực khách lo lắng về vi khuẩn hay các sinh vật ký sinh thì phần thịt