Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật – bài 5

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật bài số 5 sẽ giới thiệu về địa điểm và các câu hỏi liên quan đến phương tiện di chuyển. Bài học này sẽ bao gồm hai phần chính: video học ngữ pháp tiếng Nhật và bài tập ôn lại nội dung. Cùng theo dõi nhé!

Video học ngữ pháp tiếng Nhật số 5

Trong phần này, chúng ta sẽ học về cách sử dụng động từ chuyển động trong tiếng Nhật.

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật số 1: Mẫu câu với động từ chuyển động

  • Động từ chuyển động là gì?
  • かえります: Trở về (nhà, quê, nước…)
  • いきます: Đi. Địa điểm nói và địa điểm trong câu khác nhau.
  • きます: Đến. Địa điểm nói và địa điểm trong câu giống nhau.

– Câu khẳng định: Đi, đến, trở về địa điểm nào đó

いきます。

(S は) N へ きます。

かえります。

Ý nghĩa: đi đến, trở về đâu đấy.
Cách dùng:

  • N: Danh từ chỉ địa điểm (đại học, Nhật, trường học, đây…)
  • へ: Trợ từ được dùng sau danh từ chỉ phương hướng hoặc địa điểm. Phát âm là 「e」.

Ví dụ:

  1. (わたしは)にほんへ いきます。Tôi đi đến Nhật.
  2. うちへ かえります。Tôi trở về nhà.
  3. とうきょうへ きます。Tôi đã đến Tokyo.

Luyện tập: Dịch các câu sau sang tiếng Nhật

  1. Tuần trước tôi đã đi đến bảo tàng mỹ thuật.
  2. Chiều nay tớ đi đến bưu điện.
  3. Chị Karina đã đến Nhật vào năm ngoái.
  4. Sáng nay 6 rưỡi tôi đến trường đại học.
  5. Hôm qua mẹ tôi đi siêu thị.

– Câu nghi vấn ( có từ để hỏi ): Hỏi đi, đến, trở về đâu?

A: S は どこ へ V chuyển động か。
B: N địa điểm へ V chuyển động 。

Hoặc: どこ[へ]も いきません。Không đi đâu cả
           どこ[へ]も いきませんでした。Tôi đã không đi đâu cả

Ý nghĩa: câu nghi vấn đi, đến, trở về đâu?
Chú ý: どこ[へ]も いきません ( không đi đâu cả)
         どこ[へ]も いきませんでした ( đã không đi đâu cả)

Ví dụ:
A: きょう どこへ いきますか。Hôm nay bạn sẽ đi đâu?
B:としょかんへ いきます。Tôi sẽ đi đến thư viện.

Luyện tập: Dịch các câu sau sang tiếng Nhật

  1. Sáng nay bạn đã đi đâu thế. Tôi đi đến thư viện.
  2. Hôm kia bạn đã đi đâu. Tôi đã đến bệnh viện.
  3. Sáng mai bạn định đi đâu. Tôi không đi đâu cả.

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật số 2: Hỏi và trả lời về địa điểm và phương tiện

– Câu khẳng định: Đi, đến, trở về địa điểm nào đó bằng phương tiện nào

S は N p.tiện で Nđ.điểm へ V chuyển động。

Ý nghĩa: đi/đến/trở về địa điểm bằng phương tiện nào đó.
Cách dùng: で là trợ từ biểu thị cách thức tiến hành một việc. Theo sau danh từ chỉ phương tiện giao thông và dùng với các động từ chuyển động để biểu thị cách thức di chuyển.
Chú ý: Đi bộ: 「あるいて」 không dùng kèm trợ từ 「で」

Ví dụ:
ひこうき で とうきょう へ きました。Tôi đến Tokyo bằng máy bay.

Luyện tập: Dịch các câu sau sang tiếng Nhật

  1. Cuối tuần anh Nam về nhà bằng ô tô.
  2. Hằng ngày bé Pipi đều đến nhà ga bằng xe đạp.
  3. Tuần này tôi đi Okinawa bằng tàu thủy.
  4. Sáng nay tôi đi bộ đến trường.
  5. Tối hôm qua mẹ tớ đi siêu thị bằng xe máy.
  6. Tháng sau tôi đi lâu đài Osaka bằng tàu siêu tốc.

– Câu hỏi nghi vấn ( Có từ để hỏi ): Đi, đến, trở về đâu đó bằng phương tiện gì?

A: S は なんで/なにで N へ V chuyển động か。
B: N p.tiện で V chuyển động 。

Ý nghĩa: câu nghi vấn hỏi đi đâu đó bằng phương tiện gì.
なん/なに: Từ để hỏi, có nghĩa là ” gì/cái gì”

Ví dụ:
A: Ngày kia bạn đi đến Kyoto bằng gì vậy? あっさて なんで きょうと へいきますか。
B: Tớ đi bằng xe buýt. バスで いきます。

Luyện tập: Dịch các câu sau sang tiếng Nhật

  1. Cuối tuần này bạn đi đến nhà của cô giáo bằng gì thế? Tớ đi bằng tàu điện.
  2. Tuần sau cô Lam đi Thái Lan bằng gì thế? Cô đi bằng máy bay.
  3. Tối hôm qua bạn trở về nhà bằng gì thế? Tớ đi bộ về.

Cấu trúc ngữ pháp số 3: Hỏi và trả lời về địa điểm nào đó với ai

– Câu khẳng định: Đi, đến, trở về địa điểm nào đó với ai đó

(Sは) N người/động vật と Nđ.điểm へ V chuyển động。

Ý nghĩa: đi, đến, trở về địa điểm nào đó cùng với ai đó.

Ví dụ:
らいしゅう ともだち と ロンドン へ いきます。Tuần sau tớ đi Luân Đôn cùng với bạn bè.

Luyện tập: Dịch các câu sau sang tiếng Nhật

  1. Tuần trước tôi về nhà cùng bạn trai.
  2. Kỳ nghỉ hè năm nay tôi đi biển cùng gia đình.
  3. Tối hôm kia mẹ tôi đi siêu thị một mình.

– Câu hỏi nghi vấn ( Có từ để hỏi ): Đi, đến, trở về đâu đó với ai?

A: S は だれと N へ V chuyển động か。
B: N người/động vật と V chuyển động 。

Ý nghĩa: câu nghi vấn hỏi đi đâu đó với ai.

Ví dụ:
A: きょう は だれと デパート へ いきますか。
B: マルコさん と いきます。

Luyện tập: Dịch các câu sau sang tiếng Nhật

  1. Sáng mai bạn đi đến thư viện với ai thế? Tôi đi một mình.
  2. Tháng sau cô Lam đi Thái Lan với ai thế? Cô đi với người của công ty.
  3. Năm sau bạn trở về nước cùng với ai vây? Tôi về cùng với người yêu.

– Đi, đến, trở về địa điểm nào đó, bằng phương tiện nào đó, với ai đó.

(Sは) N người/động vật と N p.tiện で Nđ.điểm へ V chuyển động。

Ý nghĩa: đi/đến/trở về 1 địa điểm bằng phương tiện nào đó với ai đó.

Ví dụ:
(Sは)N người/động vật と N p.tiện で Nđ.điểm へ V chuyển động。

Ví dụ:
きのう かぞく と じどうしゃ で ハロンわん へ いきました。⇔ Hôm qua tôi đã đi đến Vịnh Hạ Long bằng ô tô cùng với gia đình.

Luyện tập: Dịch các câu sau sang tiếng Nhật

  1. Tháng sau tôi đi Pháp bằng máy bay cùng với bạn bè.
  2. Sáng nay tôi đến trường bằng xe đạp một mình.
  3. Hằng ngày tôi đi bộ về nhà cùng với bạn Linh.

Cấu trúc ngữ pháp số 5: Nói ngày/tháng/năm

– Nói ngày, tháng, năm

Trường hợp 1: Năm = Số đếm + ねん

  • Đặc biệt: Năm 4: よねん, Năm 7: ななねん/しちねん

Trường hợp 2: Tháng ~ = Số đếm + がつ

  • Đặc biệt: Tháng 4: しがつ, Tháng 7: しちがつ, tháng 9: くがつ

Trường hợp 3: Ngày~/~ngày = Số đếm + にち

Các trường hợp đặc biệt:
ついたち: mùng 1, 1 ngày
ふつか: mùng 2, 2 ngày
みっか: mùng 3, 3 ngày よっか: mùng 4, 4 ngày
いつか: mùng 5, 5 ngày
むいか: mùng6, 6 ngày
なのか: mùng7, 7 ngày
ようか: mùng 8, 8 ngày
ここのか: mùng 9, 9 ngày
とおか: mùng 10, 10 ngày
じゅうよっか: ngày 14, 14 ngày
はつか: ngày20, 20 ngày
にじゅうよっか: ngày 24, 34 ngày

  • Câu khẳng định: Nói ngày, tháng, năm

Trường hợp cụ thể ~にち、~がつ、~ねん、~じ

S は ~ねん ~がつ ~にちです。

Ý nghĩa: nói ngày, tháng, năm.
Cách dùng:

  • N: là các danh từ chỉ thời gian như: きょう、きのう、~のたんじょうび、~のひ、~やすみ、せいねんがっぴ

Ví dụ:
きょう は しがつ ついたち です。⇔ Hôm nay là ngày mồng 1 tháng 4.

Luyện tập: Dịch các câu sau

  1. Ngày kia là ngày 19 tháng 3.
  2. Ngày lễ tình nhân là ngày 14 tháng 2.
  3. Ngày tháng năm sinh của tôi là ngày 3 tháng 6 năm 1995.

– Câu hỏi nghi vấn ( có từ để hỏi ): Ngày mấy, tháng mấy, năm mấy?

A: ~ は なんねん なんがつ なんにちですか。
B: ~ねん ~がつ ~にちです。

Ý nghĩa: なんねん: Năm nào? なんがつ: Tháng mấy? なんにち: Ngày bao nhiêu?
いつ: Khi nào?

Ví dụ:
A: あした は なんがつなんにち ですか。
B: じゅういちがつ よっか です。

Luyện tập: Dịch các câu sau

  1. Ngày nghỉ của công ty là ngày mồng mấy tháng mấy vậy? Ngày 20 tháng 4.
  2. Ngày trẻ em là khi nào vậy? Là ngày mồng 5 tháng 5.
  3. Ngày văn hóa là ngày mồng mấy tháng mấy thế? Ngày mồng 3 tháng 11.

Cấu trúc ngữ pháp số 6: Hỏi và trả lời về địa điểm và thời gian

– Câu khẳng định: Đi, đến, trở về địa điểm nào đó vào thời gian nào.

(Sは)Thời gian cụ thể に Nđ.điểm へ V chuyển động。

Ý nghĩa: Đi, đến, trở về địa điểm nào đó vào thời gian cụ thể.

Bảng phân biệt thời gian cụ thể và thời gian không cụ thể.

Thời gian cụ thể (thời gian có số)
Thời gian chung chung( thời gian không có số)
~にち おととい、きのう、きょう、あした、あっさて
けさ、ごご、ごぜん、こんばん、…
~がつ せんげつ、こんげつ、らいげつ
~ねん きょねん、ことし、らいねん
~じ せんしゅう、こんしゅう、らいしゅう
  +「に」
  không +「に」
         ~ようび có thể +「に」 hoặc không

Ví dụ:
せんしゅうの どようび とうきょうへ いきました。⇔ Thứ 7 tuần trước tôi đã đi Tokyo.

Luyện tập: Tìm lỗi sai trong các câu sau

  1. きのうのばんに かぞくと タクシーで スーパーへ いきました。
  2. らいげつの18にちに ともだちと おおさかへいきます。
  3. きょねんのじゅうにがつに かれで くにへ かえりました。
  4. まいにちに あるいてで がっこうへ いきます。
  5. せんしゅうのどようび どこも いきませんでした。
  6. あっさて はちじ びじゅつかんへ いきます。

Hy vọng nội dung bài học ngữ pháp tiếng Nhật số 5 bên trên đã đem lại cho các bạn những kiến thức bổ ích.