Khám phá chức danh trong công ty Nhật Bản: Tìm hiểu về vị trí quản lý

Bạn đã từng làm việc tại công ty Nhật Bản hoặc đang làm việc bán thời gian tại một cửa hàng tiện lợi hoặc nhà hàng ở Nhật Bản? Nếu vậy, bạn cần nhớ một cụm từ tiếng Nhật rất hữu ích – cách gọi sếp của bạn. Ở Nhật Bản, người ta thường gọi cấp trên của mình bằng chức danh nhiều hơn là tên. Vậy hãy cùng khám phá những chức danh thú vị này và tìm hiểu vị trí công việc trong các công ty Nhật Bản.

1. 店長/Tenchou

店長 có nghĩa là người quản lý cửa hàng. Một người quản lý cửa hàng đảm nhiệm việc quản lý người lao động, hàng hóa và tiền. Đây là vị trí quan trọng để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của cửa hàng.

làm thêm ở Nhật

2. エリアマネージャー (Eria maneja)

エリアマネージャー là người quản lý hoạt động kinh doanh và doanh thu của cửa hàng ở một địa phương hoặc khu vực. Họ kiểm tra xem cửa hàng có hoạt động trơn tru hay không và hỗ trợ quản lý cửa hàng (tenchou). Đây là một vị trí quan trọng để đảm bảo sự thành công của cửa hàng.

3. 工場長 (Koujouchou)

工場長 là người chịu trách nhiệm cao nhất trong nhà máy. Quản lý những người làm việc trong nhà máy, các sản phẩm được sản xuất ra và các máy móc được sử dụng trong nhà máy.

chế biến thực phẩm

Tiếp theo, chúng ta sẽ giới thiệu vị trí trong công ty. Ở Nhật Bản, các cấp trên được gọi theo chức danh, hoặc họ (ví dụ Suzuki) và chức danh (shunin), chẳng hạn như “Suzuki shunin.” Hãy tìm hiểu vị trí công việc từ quan điểm những nhân viên có chức vụ thấp.

4. 主任 (Shunin)

主任 là một người đứng đầu, trưởng của một tập hợp các nhân viên chung. Trong một công ty nhỏ, các nhân viên chung được nhóm lại với nhau. Trong các công ty lớn, mỗi nhóm có một 主任. Một số công ty gọi 主任 là チーフ (chifu).

công ty Nhật Bản

5. 係長 (Kakarichou)

係長 có nghĩa là trưởng một bộ phận gì đó và là một vị trí cao hơn so với 主任. Cả 主任 và 係長 đều được dịch là “chief” trong tiếng Anh, nhưng chúng có các cấp bậc khác nhau ở Nhật Bản. Ở Nhật Bản, cấp bậc tăng lên theo thứ tự: 主任→ 係長 → 課長→ 部長.

6. 課長 (Kachou)

課長 là một người quản lý, một vị trí cao hơn 係長. Cho đến 係長, công việc vẫn mang tính thực hoạt động trong bộ máy nhưng đối với 課長, việc quản lý từ con người, vật và tình huống đã được thêm vào trách nhiệm của họ.

7. 部長 (Buchou)

部長 là trưởng bộ phận, một vị trí cao hơn 課長. Tuỳ vào quy mô công ty mà 部長 có khoảng 50-100 cấp dưới. Công việc của một 部長 là tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và suy nghĩ về chiến lược của công ty.

8. 専務 (Senmu)

専務 là một giám đốc điều hành, người hỗ trợ giám đốc công ty (社長). Họ cùng với giám đốc đưa ra các chiến lược cho công ty và đóng vai trò trung gian giữa giám đốc và nhân viên.

9. 副社長 (Fuku shachou)

副社長 là phó giám đốc, người chịu trách nhiệm cao nhất sau giám đốc. Hỗ trợ giám đốc hoặc làm người thay thế giám đốc khi giám đốc vắng mặt. Một số công ty thậm chí không có 副社長.

10. 社長 (Shachou)

社長 là giám đốc của công ty. Đôi khi nó chính là 代表取締役 (Daihyou Torishimariyaku/Giám đốc đại diện). Tuy nhiên, chỉ có một 社長 trong một công ty nhưng có thể có nhiều 代表取締役.

11. 会長 (Kaichou)

会長 cao hơn giám đốc nhưng giám đốc lại có quyền quyết định về công ty. Chủ tịch có thể nói là cố vấn cho giám đốc. Một số công ty chủ tịch vừa giữ chức vụ 会長 vừa giữ chức vụ 社長.

làm việc ở nhật bản

Khi làm việc tại công ty Nhật Bản hoặc tiến hành các cuộc đàm phán kinh doanh với một công ty Nhật Bản, việc giao tiếp phù hợp sẽ dễ dàng hơn nếu bạn xác nhận được ai là người có chức vụ gì. Nếu bạn không biết cách gọi ai đó, hãy hỏi, “Tôi nên gọi bạn là gì? (Nanto oyobi shitara yoroshii deshou ka)”.

Điều thú vị là tuổi trung bình của các giám đốc ở Nhật là bao nhiêu? Bạn có biết những trường đại học nào nuôi dưỡng nhiều giám đốc nhất? Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy đọc bài viết tổng hợp của LocoBee.

Tổng hợp bởi LocoBee