Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản như thế nào? Vùng nào đắt nhất?

“Xứ sở hoa anh đào’ nổi tiếng với chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Điều này gây khá nhiều lo lắng cho người lao động khi sống và làm việc tại đây. Vậy chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản như thế nào? Đâu là vùng có mức chi phí cao nhất? hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây.

Image

1. Thực tế chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản như thế nào?

Theo chia sẻ của nhiều lao động đã từng sống và làm việc tại Nhật, thật khó để đưa ra một con số cụ thể “Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản là bao nhiêu?” do phí sinh hoạt hàng tháng ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như mức sống và cách chi tiêu của từng cá nhân. Khoản phí này cũng phân bố theo từng vùng khác nhau.

Để giúp bạn tìm hiểu chi phí cụ thể và chi tiết, Thanh Giang sẽ chia sẻ các khoản phí sinh hoạt cần có cho 1 tháng tại Nhật. Chi tiết như sau:

1.1 Tiền thuê nhà

Tại Nhật Bản, tiền thuê nhà phụ thuộc vào từng khu vực cũng như việc bạn ở chung hay ở riêng. Thông thường, lao động đi làm việc tại Nhật sẽ ở ghép để tiết kiệm chi phí. Mức tiền thuê nhà dao động trong khoảng từ 25.000 yên đến 50.000 yên. Nếu bạn chọn một phòng thuê ngoài và ở chung thì tiền nhà một tháng sẽ mất khoảng 25.000 yên.

Xem thêm: Những lưu ý khi thuê phòng trọ tại Nhật

1.2 Tiền điện, tiền gas, tiền nước

Cũng như tại Việt Nam, tiền điện sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng người, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.

Chi phí tiền điện tại Nhật mỗi tháng còn tùy thuộc vào thiết bị bạn sử dụng trong nhà như nồi cơm điện, máy giặt, tủ lạnh, tivi, điều hòa, máy tính… Trong đó, điều hòa thường tốn nhiều tiền điện nhất.

Nếu bạn sử dụng bình thường, với đầy đủ các loại đồ điện thông dụng thì thường hết khoảng 2500 yên/tháng. Nếu vào mùa đông hoặc mùa hè, tiền điện có thể lên đến 8000 yên/tháng.

Tại Nhật Bản, ngoài việc sử dụng ga vào việc nấu ăn thì hầu như nước nóng đều được đun từ ga. Vì thế, khoản tiền ga hàng tháng trung bình là 1500 yên/tháng. Tuy nhiên, vào mùa đông, phải sử dụng nhiều nước nóng thì tiền ga có thể tăng gấp đôi, khoảng 3000 yên/tháng.

Cũng như tiền gas, tiền sử dụng nước hàng tháng cũng rơi vào khoảng 1500 yên- 2500 yên. Tiền nước thì hầu như không thay đổi.

1.3 Tiền mạng

Nếu ở cùng một phòng, sử dụng mạng chung, bạn sẽ mất khoảng 1500 yên/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một mình thì chi phí sẽ tăng gấp 2, thậm chí là 3 lần, ở mức 4500 yên/tháng. Với gói mạng thì bạn nên sử dụng chung để tiết kiệm chi phí. Do mức độ mạng tại Nhật khá nhanh, khoảng 100MB/s, vì thế, nếu chia dùng chung vẫn sử dụng rất tốt.

Ngoài ra, tùy từng nhà mạng thì cước phí sử dụng cũng có thể có sự chênh lệch.

1.4 Tiền điện thoại

Điện thoại là vật dụng tối cần thiết của người lao động hay các du học sinh Nhật. Bạn có thể sử dụng điện thoại thường, chỉ dùng để nghe gọi hoặc điện thoại smartphone để vào các mạng 4G.

Nếu bạn sử dụng điện thoại thường để nhắn tin gọi điện nội mạng thì tháng bạn chỉ mất tầm 1500 yên -2000 yên/tháng cả tiền máy nếu bạn không gọi ngoại mạng. Còn nếu bạn dùng Smartphone có đăng ký dùng mạng 4G thì bình thường bạn sẽ mất 6000 yên – 7000 yên/tháng tiền dùng mạng và tiền máy chưa tính tiền gọi ngoại mạng.

Lưu ý: Tại Nhật rất hay có khuyến mại khi bạn chuyển từ nhà mạng này sang nhà mạng khác. Khi đó, bạn sẽ được mua máy với giá 0 yên và tiền mạng cũng sẽ được giảm.

1.5 Tiền ăn uống

Ăn uống là chi phí tốn kém nhất khi bạn sinh sống tại Nhật Bản do vật giá thường cao hơn Việt Nam rất nhiều. Chi phí ăn uống tại Nhật cũng có nhiều thay đổi tùy thuộc vào từng khu vực là thành thị hay nông thôn.

Thông thường, nếu mua đồ tự nấu, bạn sẽ mất khoảng 25.000- 30.000 yên/tháng. Nếu bạn ăn cơm hộp bên ngoài thì mức phí sẽ tăng lên khá nhiều.

1.6 Các khoản chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản khác

Bên cạnh những khoản phí cơ bản trên thì bạn cũng tốn nhiều khoản chi phí khác như tiền đi lại, tiền kem đánh răng, xà phòng hay liên hoan, tụ họp…Khoản phí này tùy vào mỗi người và thường rơi vào khoảng 3000- 5000 yên.

Để sống ở Nhật Bản thì tùy cách sống của mỗi người mà chi phí sẽ khác nhau Mức trung bình tối thiểu là khoảng 61500 yên – tương đương gần 13 triệu.

Có thể bạn quan tâm: Xuất khẩu lao động Nhật Bản

2. Vùng nào có mức chi phí sinh hoạt đắt nhất tại Nhật Bản?

Được ví như “trái tim của nước Nhật”, Tokyo là vùng đất hoa lệ với mức chi phí sinh hoạt cao, đắt đỏ nhất thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mức lương tại đây cũng cao hơn so với những vùng khác.

Tham khảo: Mức lương trung bình khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là bao nhiêu?

Image

Tuy nhiên, với mức sống cao và chi phí sinh hoạt đắt đỏ, bạn cũng cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Bạn có thể tham khảo giá các loại thực phẩm tại Tokyo qua bảng thống kê dưới đây:

  • Thịt bò: 2000 Yên/kg
  • Thịt lợn: 1500 Yên/kg
  • Sườn heo: 1000 Yên/kg
  • Thịt gà: 1000 Yên/ kg
  • Cá: 1000 yên/kg
  • Cá 130 – 400 yen / 100g
  • Bắp cải, cải thảo 200 – 260 yên / bắp
  • Cải ngọt Nhật 150 – 200 yên / mớ
  • Cải ngọt Nhật 150 – 200 yên / mớ
  • Giá đỗ 18 – 25 yên / 200g
  • Đậu hũ 40 – 80 yên / 300g
  • Dầu thực vật 260 – 400 yên / lít
  • Sữa, nước hoa quả 90 – 170 yên / lít
  • Mì ăn liền 100 – 250 yên / gói
  • Mì tươi (Ramen, udon) 150 – 250 yên / 3 gói
  • Gia vị (muối, hạt tiêu… ) 150 – 300 yên / gói hoặc lọ (Thực lượng không nhiều lắm)
  • Đường: 200 Yên/kg
  • Muối: 200 Yên/kg
  • Nước mắm: 400 Yên/chai 300ml

3. Cập nhật Chi phí sinh hoạt từng vùng tại Nhật Bản

3.1 Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản – Vùng Hokkaido

Là một tỉnh nằm tại phía bắc của Nhật Bản. Hokkaido là vùng thu hút số lượng lớn người Việt đến sinh sống, học tập và làm việc. Vậy chi phí sinh hoạt tại vùng Hokkaido có đắt không?

  • Tiền nhà ở: So với mặt bằng chung một số vùng khác thì tiền nhà ở tại Hokkaido được coi là không quá đắt đỏ, mỗi tháng bạn sẽ mất khoảng 10.000 ~ 15.000 yên để đảm bảo một chỗ ở sạch sẽ và rộng rãi
  • Tiền ăn: Về vấn đề tiền ăn thì bạn không cần phải quá lo lắng bởi các thực phẩm cơ bản như gạo, rau, thịt….có giá bình dân và khá hợp lý.

3.2 Chi phí sinh hoạt vùng Tohoku

Tohoku được cho là vùng có chi phí sinh hoạt khá rẻ. Các tỉnh thành thuộc vùng này bao gồm (Aomori, Iwate, Miyagi, Akita, Yamagata, FukuShima)

3.3 Chi phí sinh hoạt vùng Kanto

Vùng Kanto với các tỉnh thành bao gồm: Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Kangawa, được xem là vùng có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất ở Nhật.

  • Tiền nhà ở: Vùng Kanto và đặc biệt là Thành Phố Tokyo có chi phí nhà ở đắt đỏ bậc nhất Nhật Bản (Từ 20.000 ~ 25.000 yên/ tháng). Đối với các lao động Việt hay các bạn trẻ Việt Nam sang đây du học hay đi theo dạng thực tập sinh thì cần cân nhắc việc thuê phòng cũng như các khoản chi phí khác sao cho hợp lý.
  • Tiền ăn uống: Chi phí ăn uống là khoản phí mà các bạn có thể kiểm soát được, tuy nhiên không nên ăn uống một cách quá tiết kiệm bởi như thế cơ thể sẽ thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.4 Chi phí sinh hoạt các vùng Kansai, Chubu, Chugoku, Kyushu, Shikoku

Đây là vùng có khác biệt về sự phát triển của các tỉnh, đặc biệt là 2 tỉnh Aichi, Osaka. 2 tỉnh này có chi phí sinh hoạt gần giống với vùng Kanto (vùng có chi phí sinh hoạt đắt nhất Nhật Bản). Ngoài 2 tỉnh trên thì các tỉnh còn lại có mức chi phí tương đồng với vùng Hokkaido. Các bạn có thể tham khảo các mức phí tương ứng tại các vùng trên.

Image

4. Các khoản phí bắt buộc khác

  • Tiền bảo hiểm: Đối với người lao động khi sinh sống và làm việc tại Nhật thông thường sẽ phải đóng 2 đến 3 khoản bảo hiểm như bảo hiểm y tế quốc dân, y tế phúc lợi, hưu trí dân quốc. Đây là bảo hiểm bắt buộc phải đóng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau… Tùy từng công ty và từng vùng, mức đóng bảo hiểm sẽ dao động từ 10.000~15.000 yên/ tháng, số tiền này khi hết hạn hợp đồng người lao động sẽ được nhận lại
  • Tiền thuế: Cụ thể là thuế thu nhập cá nhân, mỗi lao động Việt khi sang Nhật làm việc đều phải đóng loại phí này, khoảng 1000~2000 yên/tháng
  • Chi phí khác: Thuốc thang, đồ dùng cá nhân, đi chơi, cafe… 2.000~3.000 yên/tháng
  • Tiền điện thoại: 7.000~10.000 yên/tháng
  • Tiền mạng: 1.500~3.000 yên/tháng

5. Mẹo tiết kiệm chi phí khi sống ở Nhật

Image

5.1 Giảm thiểu chi phí nhà ở và năng lượng sử dụng

  • Ưu tiên ở lại ký túc xá của nhà trường, công ty để tiết kiệm chi phí thuê phòng trọ.
  • Sử dụng điện, nước, gas… một cách hợp lý, tránh lãng phí.

5.2 Tiết kiệm chi phí ăn uống nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng

  • Nấu ăn tại nhà thay vì ăn hàng hay cơm hộp. Mua thực phẩm tại các siêu thị giá rẻ. Mua thức ăn, thực phẩm đủ dùng trong ngày hoặc một vài ngày, tránh việc mua quá nhiều.

5.3 Lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp và tiết kiệm

  • Sử dụng phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ngầm, xe bus với giá cả hợp lý.
  • Sử dụng xe đạp để tiện cho việc đi lại.

5.4 Tính toán hợp lý khi mua sắm các vật dụng khác

  • Lựa chọn các cửa hàng 100 yên để mua sắm vật dụng cần thiết.
  • Đăng ký thẻ tích điểm để giảm chi phí khi mua hàng.

Lời kết

Nhìn chung, giá cả và các khoản chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản nói chung và Tokyo nói riêng cao hơn rất nhiều so với thị trường Việt Nam. Vì thế, bạn nên chuẩn bị một kế hoạch chi tiêu hợp lý trước khi sống và làm việc tại đây.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: [email protected]