Hãy Khám Phá Những Ký Tự Đặc Biệt Trong Tiếng Nhật

Bạn đã bao giờ dễ dàng nhận biết và gõ các ký tự đặc biệt trong tiếng Nhật chưa? Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá những ký tự đặc biệt này và tìm hiểu cách sử dụng chúng trong ngôn ngữ hàng ngày.

Ký tự “n” ( ん)

Khi gõ từ “nn”, nếu sau đó là một phụ âm, bạn chỉ cần gõ một chữ “n” (ví dụ: “ん”). Tuy nhiên, nếu sau đó là một nguyên âm, bạn cần gõ hai lần “nn” để tránh gõ nhầm thành “na”, “ni”,…

Với bảng chữ cái hiragana, chỉ cần gõ từ và các đề xuất sẽ tự động hiện ra (trên điện thoại) hoặc gõ dấu cách để chọn (trên máy tính). Ví dụ, khi gõ “こめ”, bạn sẽ thấy kí tự ※ được hiển thị.

※:こめ (gạo – kí tự này tương tự dấu hoa thị ở Việt Nam)

±:ぷらまい (cộng trừ – dùng để biểu thị sự chênh lệch, bạn thường nhìn thấy trên bao bì sản phẩm)

⇒ → ← ↑ ↓:やじるし (mũi tên)

α:あるふぁ (arufa) – chữ alpha tiếng Hy Lạp

Ω:おめが (omega) – chữ omega tiếng Hy Lạp

● ○ ◎:まる (tròn)

〆 / 乄 :しめ Dấu này có nhiều ý nghĩa, đầu tiên là viết ở cuối bức thư với ý nghĩa kết thúc thư, thứ hai là hạn chót (〆10月12日 có nghĩa là hạn chót vào ngày 12 tháng 10), và cuối cùng là chữ 〆る shimeru chỉ việc bóp/giết chết một con cá hay mực thường được dân câu cá sử dụng.

△ ▲ ▽ ▼ ∵:さんかく (tam giác)

■ □:しかく (tứ giác)

☆ ★:ほし (ngôi sao)

Ш:しゃー (chữ Sha tiếng Nga)

@:アット (chữ A còng – chữ @ trong tiếng Nhật đọc là atto maaku アットマーク)

×:かける (dấu nhân, không phải chữ “x”)

÷:わる (dấu chia)

℃ : せっし (độ C)

= ≠ ≒ :イコール (dấu bằng)

・ :なかぐろ (dấu chấm đen – để ngắt ý, tương tự dấu gạch ngang và dấu chấm phẩy)

Ngoài ra, còn rất nhiều ký tự khác

  • Dấu trường âm dành cho chữ katakana: ー
  • Dấu lặp lại kanji đứng trước ( 色々、様々、明々白々). Ký tự 〻 cũng có nghĩa tương tự và được sử dụng khi viết dọc.
  • Dấu lặp lại hiragana đứng trước (すすめ → すゝめ)
  • Dấu lặp lại katakana đứng trước (バナナ → バナヽ)
  • Dấu lặp lại hiragana đứng trước nhưng thêm trọc âm ( いすず → いすゞ )
  • Dấu lặp lại katakana đứng trước nhưng thêm trọc âm ( ぶぶ漬け → ぶゞ漬け )
  • Hiragana của từ より. Tuy hiện nay đã ít được sử dụng, nhưng nó có nghĩa là “so với”.

Nếu bạn đang sử dụng điện thoại hoặc máy vi tính, hãy thử xem và tìm hiểu những ký tự đặc biệt này!

  • Quốc Bảo (Thành viên lớp Nhật Bản ’13)