Cách tính nenkin? Giới thiệu hệ thống tính nenkin tự động

Chắc hẳn không ít bạn chuẩn bị về nước đang tìm hiểu về cách tính nenkin và cảm thấy bối rối vì việc tính nenkin ở Nhật có vẻ phức tạp.

Người nước ngoài cư trú tại Nhật thường sẽ đóng một trong hai loại nenkin là “Bảo hiểm quốc dân” hoặc “Bảo hiểm phúc lợi xã hội”. Để nhận lại tiền nenkin, bạn cần nắm rõ sự khác biệt của từng loại cũng như tính toán chính xác số tiền được hoàn lại.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn điểm khác nhau giữa “Bảo hiểm quốc dân” và “Bảo hiểm phúc lợi xã hội”, cùng với đó là cách tính nenkin đơn giản và dễ hiểu.

1. Sự khác nhau giữa “Bảo hiểm quốc dân” và “Bảo hiểm phúc lợi xã hội”

Dưới đây, LIGHTBOAT sẽ giới thiệu khái quát về “Bảo hiểm quốc dân” và “Bảo hiểm phúc lợi xã hội” cũng như sự khác giữa hai loại bảo hiểm này.

Hiểu một cách đơn giản, “Bảo hiểm quốc dân” (国民年金 – kokumin nenkin) là chế độ bảo hiểm mà tất cả những người trong độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi đang cư trú ở Nhật có nghĩa vụ phải tham gia, đối tượng là sinh viên, người tự kinh doanh, người phụ thuộc, người thất nghiệp, v.v..

“Bảo hiểm phúc lợi xã hội”(厚生年金 – kousei nenkin)là chế độ bảo hiểm dành cho đối tượng là người đang đi làm tại các công ty. Các bạn thực tập sinh qua Nhật làm việc sẽ phải đóng loại bảo hiểm này.

Tham khảo: Bảng so sánh điểm khác biệt giữa bảo hiểm quốc dân và bảo hiểm phúc lợi xã hội[1]

Bảo hiểm quốc dân
Bảo hiểm phúc lợi xã hội
Đối tượng
Tất cả công dân từ 20 đến 60 tuổi (người tự kinh doanh, lao động tự do, sinh viên, người thất nghiệp, nội trợ, v.v..)
Nhân viên công ty hoặc nhân viên nhà nước
Số tiền đóng hàng tháng
Cố định (Năm 2022 là 16590 yên)
Tuỳ thuộc vào thu nhập
Trách nhiệm đóng
Người tham gia đóng toàn bộ
Người tham gia đóng 50%
Người sử dụng lao động đóng 50%
Thời gian đóng tối thiểu
10 năm 1 tháng

Nếu bạn về nước, không còn địa chỉ tại Nhật và có tổng số tháng đóng một trong hai loại bảo hiểm từ 6 tháng trở lên, bạn có thể làm thủ tục yêu cầu hoàn lại tiền nenkin. Khoản tiền này được gọi là 脱退一時金 (dattai ichijikin). Đối với mỗi loại bảo hiểm sẽ có cách tính nenkin được nhận lại khác nhau.

[1] Tất tần tận về Bảo hiểm, “Bảo hiểm phúc lợi xã hội là gì? Sự khác nhau giữa bảo hiểm quốc dân và bảo hiểm phúc lợi xã hội, số tiền được nhận lại và điểm khác biệt so với bảo hiểm thương tật và bảo hiểm doanh nghiệp” https://hoken-all.co.jp/hoken/kokumin-kousei/ (Ngày xem: 7/9/2022)

2. Cách tính nenkin trong trường hợp tham gia bảo hiểm quốc dân

Sau đây, LIGHTBOAT sẽ giải thích về cách tính nenkin trong trường hợp tham gia bảo hiểm quốc dân.

Để biết số tiền nenkin được hoàn lại khi đóng bảo hiểm quốc dân, bạn chỉ cần xác định khoảng thời gian đóng và tháng cuối cùng đóng để đối chiếu với “Bảng đối chiếu tiền trợ cấp bảo hiểm quốc dân” dưới đây.

Bảng đối chiếu tiền trợ cấp bảo hiểm quốc dân[2]

Thời gian đã đóng bảo hiểm
Tháng 4/2022~ 3/2023
Tháng 4/2021~ 3/2022
Từ 6 tháng – dưới 12 tháng
49,770 yên
49,830 yên
Từ 12 tháng – dưới 18 tháng
99,540 yên
99,660 yên
Từ 18 tháng – dưới 24 tháng
149,310 yên
149,490 yên
Từ 24 tháng – dưới 30 tháng
199,080 yên
199,320 yên
Từ 30 tháng – dưới 36 tháng
248,85 yên
249,150 yên
Từ 36 tháng – dưới 42 tháng
298,620 yên
298,980 yên
Từ 42 tháng – dưới 48 tháng
348,390 yên
348,810 yên
Từ 48 tháng – dưới 54 tháng
398,160 yên
398,640 yên
Từ 54 tháng – dưới 60 tháng
447,930 yên
448,470 yên
Trên 60 tháng
497,700 yên
498,300 yên

Từ tháng 4/2021, theo quy định mới của tổ chức lương hưu Nhật Bản, khoảng thời gian đóng đã tăng từ 36 tháng (3 năm) lên 60 tháng (5 năm). Nếu tháng cuối đóng nenkin của bạn là trước tháng 4/2021, vui lòng tham khảo trang web của tổ chức lương lưu Nhật Bản để xác định số tiền nenkin được hoàn lại. https://www.nenkin.go.jp/service/jukyu/sonota-kyufu/dattai-ichiji/20210401_01.html

[2] Tổ chức lương hưu Nhật Bản “Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói đối với trường hợp đóng bảo hiểm quốc dân” https://www.nenkin.go.jp/service/jukyu/sonota-kyufu/dattai-ichiji/20210401_01.html (Ngày xem: 7/9/2022)

3. Cách tính nenkin trong trường hợp tham gia bảo hiểm phúc lợi xã hội

Tiếp theo, LIGHTBOAT sẽ giới thiệu về công thức và cách tính nenkin trong trường hợp tham gia bảo hiểm phúc lợi xã hội.

Để biết số tiền nenkin được hoàn lại khi đóng bảo hiểm phúc lợi xã hội, bạn cần xác định tiền lương trung bình và khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm rồi tính theo công thức dưới đây.

Công thức (1)

※Lưu ý: Tiền lương trung bình được hiểu là lương trung bình tháng. Cách tính lương trung bình tháng như sau:

Lương trung bình tháng = Thu thập có được trong thời gian đóng nenkin (Lương cơ bản + Thưởng + Trợ cấp làm thêm) / số tháng làm việc

Hệ số thanh toán được tính theo bảng sau[3](Trường hợp tháng cuối cùng đóng bảo hiểm là sau tháng 4 năm 2021)

Thời gian đã đóng
Số tháng để tính mức thanh toán
Hệ số thanh toán
Từ 6 tháng – dưới 12 tháng
60.5
Từ 12 tháng – dưới 18 tháng
121.1
Từ 18 tháng – dưới 24 tháng
181.6
Từ 24 tháng – dưới 30 tháng
242.2
Từ 30 tháng – dưới 36 tháng
302.7
Từ 36 tháng – dưới 42 tháng
363.3
Từ 42 tháng – dưới 48 tháng
423.8
Từ 48 tháng – dưới 54 tháng
484.4
Từ 54 tháng – dưới 60 tháng
544.9
Từ 60 tháng trở lên
605.5

Tương tự trường hợp đóng bảo hiểm quốc dân, từ tháng 4/2021, tổ chức lương hưu Nhật Bản cũng đưa ra quy định mới đối với cách tính tiền nenkin được hoàn lại trong trường hợp đóng bảo hiểm phúc lợi xã hội. Thời gian đóng được nâng lên từ 3 năm lên tối đa 5 năm đối với những đối tượng có tháng cuối đóng nenkin từ tháng 4 năm 2021. Hệ số thanh toán không thay đổi, vì vậy nếu có tháng cuối đóng là trước tháng 3/2021, hãy lưu ý rằng bạn chỉ được tính thời gian đóng tối đa là 3 năm.

[3] Tổ chức lương hưu Nhật Bản “Chế độ trợ cấp lương hưu trọn gói” https://www.nenkin.go.jp/service/jukyu/sonota-kyufu/dattai-ichiji/20150406.html (Ngày xem: 7/9/2022)

Hệ thống tính nenkin tự động

Bạn chỉ cần xác định thông tin về:

(1) Tiền lương trung bình hàng tháng (chưa trừ thuế)

(2) Thời gian đóng bảo hiểm lương hưu

Sau đó nhập vào ô yêu cầu, hệ thống sẽ tự động tính số tiền nenkin mà bạn sẽ được hoàn lại.

4. Phần kết

Người nước ngoài cư trú tại Nhật thường sẽ đóng một trong hai loại nenkin là “Bảo hiểm quốc dân” và “Bảo hiểm phúc lợi xã hội”.

• Bảo hiểm quốc dân: tất cả những người đang cư trú ở Nhật trong độ tuổi 20 đến 60, đối tượng tham gia là sinh viên, người tự kinh doanh, người phụ thuộc, người thất nghiệp, v.v..

• Bảo hiểm phúc lợi xã hội: đối tượng tham gia là người đi làm tại các công ty

Trường hợp đóng “Bảo hiểm quốc dân”, cần xác định khoảng thời gian đóng và tháng cuối cùng đóng để đối chiếu với “Bảng số tiền trợ cấp bảo hiểm quốc dân”.

Trường hợp đóng “Bảo hiểm phúc lợi xã hội”, tính theo công thức “tiền lương trung bình x hệ số thanh toán” để xác định số tiền nenkin được hoàn lại.