Công thức tạo Búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu dễ dàng

Búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu

Búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu

Nếu bạn là fan của truyện tranh Nhật Bản hoặc yêu thích văn hóa Nhật, thì chắc hẳn bạn đã quen thuộc với búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu. Đây là búp bê truyền thống của Nhật Bản, được làm thủ công bằng tay. Người Nhật thường treo Teru Teru Bouzu trước cửa sổ bằng một sợi dây. Teru Teru Bouzu được xem như một loại bùa hộ mệnh, có sức mạnh kỳ diệu, đem lại thời tiết đẹp và ngăn chặn mưa.

Trong tiếng Nhật, ” Teru” có nghĩa là nắng, “bouzu” có nghĩa là pháp sư hay thầy tu, nên Teru Teru Bouzu chính là cậu bé nắng. Búp bê được làm bằng khăn giấy hoặc vải bông màu trắng, mỗi con có phong cách trang trí riêng, được tạo hình với khuôn mặt hiền lành, dễ thương và được trẻ em rất yêu thích. Khi treo lên, búp bê trở thành lá bùa cầu nắng, ngược lại, nếu đầu búp bê bị treo ngược xuống đất thì nghĩa là cầu mưa.

Câu chuyện về búp bê cầu nắng Nhật Bản Teru Teru Bouzu

Mặc dù Teru Teru Bouzu rất đáng yêu, nhưng câu chuyện về nó lại khá kinh dị. Theo nhiều nguồn ghi chép, câu chuyện về búp bê cầu nắng có liên quan đến cái chết kinh hoàng của một nhà sư.

Nguyên tắc của câu chuyện này xuất xứ từ Trung Quốc vào thời kỳ Heian (794-1185), kể về cô gái cầm chổi So-Chin-Nya.

Chuyện kể rằng có một ngôi làng bị nguyền rủa, đối mặt với trận mưa như trút nước. Nếu không có ai hiến tế một cô gái xinh đẹp thì ngôi làng sẽ bị nước lũ cuốn trôi. Một cô gái đã xuất hiện và cứu dân làng thoát khỏi hoàn cảnh thảm hại đó. Nàng cầm cây chổi và bay lên trời để xóa đi mây mù, từ đó mưa dừng lại và trời quang đãng. Để tưởng nhớ công ơn của cô gái, người dân làng đã cắt giấy thành hình thiếu nữ cầm chổi và treo ở cửa nhà để cầu nắng lên.

Tuy nhiên, câu chuyện về cô gái cầm chổi khi nhập vào Nhật Bản đã biến thành một câu chuyện kinh dị. Dân gian kể rằng có một thị trấn gặp khó khăn do trời mưa lớn gây ngập lụt khắp nơi. Một nhà sư ở ngôi chùa trong làng nhìn thấy cảnh đó và quyết định cầu nắng. Nhưng trong lúc thực hiện nghi lễ, ông bị ma nhập vào, trở nên điên cuồng.

Trời mưa vẫn không ngừng, vì vậy lãnh chúa cai trị ngôi làng đã sai người chặt đầu nhà sư để răn đe và trừng phạt. Người ta bọc đầu nhà sư trong một tấm vải trắng treo trước cửa làng để cầu mưa tới. Hình ảnh đó sau này được dân chúng biến thành búp bê cầu nắng có tên Teru Teru Bouzu, với cái đầu trọc được làm bằng vải và giấy trắng.

Người ta vẫn còn đồn rằng, linh hồn của nhà sư vẫn còn lưu giữ trong búp bê Teru Teru Bouzu, như một lời nhắc nhở cho thế hệ sau biết đến cái chết đau đớn của ông.

Cách làm búp bê cầu nắng như thế nào?

Các bước để tạo búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu rất đơn giản. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây:

>>> Chuẩn bị:

  • Giấy lụa, vải,…: Đây sẽ là cơ thể của Teru Teru Bozu.
  • Bông, giấy bọc, khăn giấy cuộn,…: Dùng để bọc phần đầu búp bê. Hãy chọn loại nhẹ nhàng nhất có thể.
  • Bút lông: Dùng để vẽ khuôn mặt cho búp bê.
  • Kim và chỉ: Sử dụng để làm dây treo.
  • Dây cao su: Sử dụng để buộc phần cổ.
  • Băng keo: Dùng để cố định.

>>> Cách làm:

  • Cuộn bông hoặc khăn giấy thành phần đầu và dùng băng keo để cố định chúng lại với nhau. Hãy luồn chỉ qua phần búp bê mà đã được cố định bằng băng keo. Cần tạo một nút ở phần dưới sợi chỉ. Ngoài ra, gấp đôi sợi chỉ để tạo thành một vòng lặp treo.
    Cách làm búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu
  • Đặt bông hoặc khăn giấy làm phần đầu vào giữa khăn giấy, sau đó đâm kim vào giữa khăn giấy và luồn sợi chỉ.
  • Quấn dây cao su xung quanh cổ. Quấn một dải ruy băng xung quanh cổ để tạo vẻ đáng yêu hơn.
  • Vẽ một khuôn mặt duyên dáng nếu bạn muốn.
  • Vấn đề khiến búp bê cầu nắng lộn ngược là do trọng tâm nằm ở phần đầu. Tuy nhiên, bằng cách kéo sợi chỉ từ phía trên đầu ra, bạn có thể ngăn nó lộn ngược mà không cần lo lắng về trọng tâm. Nếu bạn gặp khó khăn khi kéo sợi chỉ từ phía trên đầu, hãy cố gắng làm cho đầu nhỏ và thân lớn hơn.
    Trang điểm cho búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu

Lưu ý: Nếu bạn buộc dây treo vào cổ, có thể búp bê vẫn lộn ngược dù bạn đã cố gắng rất cẩn thận. Trong trường hợp này, hãy xỏ một cái kim vào từ phía cổ, kéo nó ra khỏi phần đầu và làm lại phần treo trên đỉnh đầu.

Treo búp bê cầu nắng ở đâu?

Bạn có biết rằng việc treo búp bê cầu nắng cũng có một số quy tắc về hướng và thời gian treo? Nếu bạn biết được điều này, việc treo búp bê cầu nắng sẽ hiệu quả hơn.

Treo trước 1 ngày

Bài hát Teru Teru Bozu có câu: “Teruteru Bozu, hãy chuyển một ngày mưa thành một ngày nắng vào ngày mai.” Như bạn có thể thấy từ lời bài hát này, búp bê cầu nắng nên được treo trước một ngày so với ngày bạn muốn có trời nắng.

Treo ở phía Nam

Búp bê cầu nắng thường được treo ở cửa sổ hoặc mái hiên hướng về phía Nam, nơi có thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời rõ rệt.

Ý nghĩa của búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu

Mỗi con búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu đều có cách trang trí riêng, nhưng chúng đều có một công dụng chung, đó là như một lá bùa để cầu nguyện cho một ngày có thời tiết như ý muốn.

Búp bê cầu nắng thường được trẻ em treo thành hàng ở hiên nhà hoặc cửa sổ. Và trước những chuyến cắm trại, người ta thường treo búp bê cầu nắng để cầu cho một buổi cắm trại trở nên ấm cúng và nắng ấm.

Dường như ai cũng nghĩ búp bê chỉ dùng để cầu nắng, nhưng không phải. Khi ai đó treo búp bê với đầu hướng xuống đất, điều đó có nghĩa là họ mong muốn trời mưa.

Búp bê cầu nắng gắn liền với một lịch sử rất đen tối mà ít người biết đến. Đó là câu chuyện về một nhà sư hứa với nông dân sẽ dừng mưa và mang đến thời tiết tốt trong một khoảng thời gian dài nhằm giúp mùa màng phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, khi nắng không đến và mùa màng thất bát, ông đã bị hành hình.

Đó là câu chuyện về búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu và cách tạo búp bê cầu nắng bằng những nguyên liệu đơn giản. Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.


Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 091.858.2233
Email: [email protected]