Tìm hiểu về danh sách các tỉnh thành Nhật Bản

Trải dài từ đỉnh núi phủ tuyết đến những bờ biển bất tận, Nhật Bản là một đất nước đa dạng về cảnh quan, văn hóa và sở hữu nền kinh tế phát triển trong hầu hết lĩnh vực. Các tỉnh thành của đất nước này không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn rất sôi động trong thị trường việc làm.

Vậy Nhật Bản có bao nhiêu tỉnh thành? Các tỉnh Nhật Bản được phân theo từng vùng như thế nào? Hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Giới thiệu về Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở khu vực Đông Á, tiếp giáp với hai vùng biển lớn là biển Hoa Đông và biển Nhật Bản. Quốc gia này có tới 6.852 hòn đảo với 4 đảo lớn (chiếm 97%) gồm Honshu, Hokkaido, Shikoku và Kyushu.

Với diện tích 377.973 km², Nhật Bản có 47 tỉnh thành được chia thành 8 vùng: Hokkaido, Tohoku, Kanto, Chubu, Kansai, Chugoku, Shikoku, Kyushu và Okinawa.

Núi Phú Sĩ và hoa anh đào là biểu tượng của Nhật Bản
Ảnh: Internet

Tuy không được tạo hóa ưu ái về tài nguyên thiên nhiên nhưng xứ sở Mặt Trời Mọc hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, cung cấp hàng nghìn cơ hội việc làm tốt cho lao động Việt Nam.

2. Danh sách các tỉnh thành Nhật Bản

Các tỉnh Nhật Bản được đánh số từ 1 – 47 trong bản đồ dưới đây:

Bản đồ các tỉnh Nhật Bản
Ảnh: Internet

Các tỉnh Nhật Bản được chia thành 8 vùng với các đặc trưng riêng. Hãy cùng tôi tìm hiểu các tỉnh thành của từng vùng cũng như đặc điểm từng vùng miền ngay dưới đây.

2.1. Vùng Hokkaido

Hokkaido là một điểm đến độc đáo nhất trong các tỉnh Nhật Bản, nằm ở phía Đông Bắc. Với diện tích khoảng 83.424km2, đây là đảo lớn thứ hai của Nhật Bản.

Vùng Hokkaido nổi tiếng trong các ngành nghề về nông nghiệp, gồm chăn nuôi gia súc, đánh bắt thủy hải sản… Với mức lương tối thiểu vùng là 920 Yên/giờ.

Bản đồ đảo Hokkaido
Ảnh: Internet

Khu vực này có khí hậu lạnh nhất cả nước, cảnh quan chủ yếu là các ngọn núi phủ tuyết, hồ nước trong xanh, rừng rậm rạp và bãi biển dài với cát trắng mịn. Núi Phú Sĩ, đỉnh núi cao nhất của Nhật Bản, cũng nằm tại đây.

Điểm đặc biệt là vùng này chỉ có duy nhất một tỉnh là Hokkaido với thành phố lớn Sapporo.

2.2. Vùng Tohoku

Vùng Tohoku là một trong những vùng địa lý quan trọng của xứ Phù Tang, nằm ở phía bắc của hòn đảo Honshu. Tohoku có diện tích 66.889.55 km2, gồm 6 tỉnh thành là Aomori, Iwate, Miyagi, Akita, Yamagata và Fukushima.

Tohoku được coi là vựa lúa của Nhật Bản, chiếm 20% sản lượng gạo quốc gia. Nơi đây có ngành nông nghiệp rất phát triển, cung cấp gạo và các mặt hàng nông nghiệp cho nhiều tỉnh thành như Tokyo, Sendai, Yokohama,…

Trồng lúa tại Tohoku phát triển nhờ áp dụng công nghệ hiện đại
Ảnh: Internet

Khu vực này có khí hậu ôn đới. Mùa đông lạnh, nhiều nơi có tuyết rơi. Mùa hè ấm áp và mát mẻ, không quá nóng với nhiệt độ dao động từ 20 – 30 độ C. Tuy nhiên, một số vùng tại đây bị ảnh hưởng bởi các hoạt động địa chấn nên có thể xảy ra động đất, sóng thần nên bạn cũng cần lưu ý điểm này.

2.3. Vùng Kanto

Vùng Kanto là một trong những vùng phát triển nhất và có dân số đông nhất của Nhật Bản, nằm ở phía đông nam đảo Honshu. Vùng này gồm 7 tỉnh thành: Tokyo, Kanagawa, Tochigi, Chiba, Saitama, Gunma và Ibaraki.

Đây là khu vực có mức lương tối thiểu bình quân cao nhất cả nước, Tokyo 1.113 Yên/giờ, Kanagawa 1.112 Yên/giờ, Saitama 1.028 Yên/giờ.

Sự phồn hoa của thành phố Tokyo thuộc vùng Kanto
Ảnh: Internet

Vùng Kanto là trung tâm của nền công nghiệp và dịch vụ Nhật Bản, với nhiều trung tâm thương mại, kỹ thuật cao và các trường đại học hàng đầu của quốc gia. Ngoài ra, Kanto cũng có các khu vực nông nghiệp phát triển với sản xuất lúa, rau và trái cây.

2.4. Vùng Chubu

Nằm ở trung tâm của đất nước, Chubu bao gồm các tỉnh và thành phố quan trọng: Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Gifu, Shizuaka và Aichi.

Chubu là vùng kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn. Đặc biệt, thành phố Nagoya tỉnh Aichi là trung tâm công nghiệp và thương mại lớn thứ tư của Nhật Bản, với nhiều nhà máy sản xuất ô tô lớn như Toyota, Honda và Mitsubishi.

Chubu có địa hình núi cao và hiểm trở
Ảnh: Internet

Vùng Chubu cũng được coi là “nóc nhà” của xứ sở Mặt Trời Mọc với nhiều địa hình núi cao hiểm trở. Khí hậu ở đây thuộc vùng ôn đới với mùa đông lạnh, một số nơi có tuyết rơi. Mùa hè nóng ẩm với nhiệt độ từ 25 – 35 độ C.

2.5. Vùng Kansai

Vùng Kansai nằm ở phía trung tây của hòn đảo Honshu. Vùng này gồm 7 tỉnh là Osaka, Hyogo, Mie, Nara, Wakayama, Kyoto và Shiga. Nơi đây nổi tiếng với truyền thống văn hóa nổi tiếng xứ sở hoa anh đào.

Đô thị phát triển vùng Kansai
Ảnh: Internet

Các tỉnh Nhật Bản thuộc vùng Kansai đều có kinh tế phát triển mạnh mẽ. Là nơi tập trung của nhiều tập đoàn và xí nghiệp, các ngành nghề tại đây rất đa dạng, đem lại nhiều cơ hội việc làm cho thực tập sinh Việt.

Đây cũng là vùng có mức lương tối thiểu cao tại Nhật Bản, trong đó, Osaka là 1.064 Yên/giờ, Hyogo 1.001 Yên/giờ…

2.6. Vùng Chugoku

Vùng Chugoku, nằm ở phía tây của Nhật Bản, bao gồm 5 tỉnh là Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tottori và Shimane.

Đây là vùng được tái thiết lập mạnh mẽ sau chiến tranh. Ngành tuyển dụng lao động nhiều nhất là xây dựng và cơ khí. Ngoài ra, với khí hậu ấm áp, vùng này cũng phát triển ngành nông nghiệp như trồng lê, dưa hấu, hành tây,…

2.7. Vùng Shikoku

Vùng Shikoku nằm ở phía tây của Nhật Bản. Với một diện tích tương đối nhỏ so với các vùng khác, Shikoku bao gồm 4 tỉnh là Ehime, Kagawa, Kochi và Tokushima.

Vùng Shikoku
Ảnh: Internet

Khu vực này phát triển các ngành như xây dựng, cơ khí, nông sản, chế biến thực phẩm, sản xuất gỗ, sản xuất kim loại, đóng tàu, dệt may. Mức sống tại đây khá thấp, phù hợp với lao động Việt Nam.

2.8. Vùng Kyushu và Okinawa

Vùng Kyushu và Okinawa, nằm ở phía tây nam của xứ sở hoa anh đào, gồm 8 tỉnh thành Saga, Nagasaki, Oita, Fukuoka, Kagoshima, Miyazaki, Kumamoto và Okinawa.

Vùng đất này có lợi thế phát triển nông nghiệp như gạo, khoai lang, đậu nành, trà… Các ngành công nghiệp như hóa chất, sản xuất kim loại, ô tô, chất bán dẫn,…

Một góc thành phố sầm uất về đêm tại Kyushu và Okinawa
Ảnh: Internet

Vùng Kyushu và Okinawa có khí hậu cận nhiệt đới. Mùa đông lạnh nhưng không quá khắc nghiệt so với các tỉnh phía bắc. Mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ thường trên 30 độ C.

3. Lời kết

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu các tỉnh Nhật Bản chia theo từng vùng. Mỗi khu vực lại có những thế mạnh và đặc trưng riêng. Bạn có thể dựa vào những thông tin trên để cân nhắc những điểm đến phù hợp khi XKLĐ hoặc du học sang xứ sở hoa anh đào nhé!

KHÁM PHÁ đất nước Nhật Bản tất tần tật từ A – Z mới nhất.