Kết quả đo thị lực như 2/10, 4/10, 7/10 là gì và cận bao nhiêu độ?

Bạn từng đi khám khúc xạ hoặc kiểm tra thị lực tổng quát chắc hẳn đã quen với những con số chỉ thị lực như 2/10, 4/10, 7/10. Nhưng liệu bạn có biết tại sao lại có thang đo như vậy? Mức nào là nguy hiểm, và cận bao nhiêu độ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về bảng đo thị lực

Bảng thị lực được sử dụng để kiểm tra khả năng nhìn của mắt. Để vẽ bảng thị lực, người ta thường quy định rằng một mắt có thị lực 10/10, đứng xa 5m, nhìn một chữ cái dưới 1 góc 5 phút, các nét chữ và khoảng cách giữa 2 nét dưới góc 1 phút phải nhận biết được chữ đó. Chữ cái tương ứng với thị lực 10/10 có kích thước: cỡ chữ 7,5mm; nét chữ 1,5mm.

thị lực là cận bao nhiêu độ

Một số bảng đo thị lực phổ biến hiện nay như:

  • Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt
  • Bảng thị lực chữ E của Armaignac
  • Bảng thị lực chữ cái của Snellen với các chữ cái: L F D O I E
  • Bảng thị lực hình với các loại đồ vật hay con vật dùng cho trẻ em hoặc người không biết chữ.

Nguyên tắc khi đo mắt theo bảng thị lực

Khi đo mắt theo bảng thị lực, bạn cần đứng cách xa bảng thị lực 5m hoặc 6m (tuỳ bảng thị lực). Bảng thị lực phải được chiếu sáng với cường độ trung bình 100 lux. Đo thị lực từng mắt, khi đo mắt này phải bịt kín mắt kia và ngược lại. Nếu bạn từ vùng tối bước vào để đo mắt, cần nghỉ tầm 15 – 20 phút để mắt điều tiết và làm quen với ánh sáng phát ra từ bảng đo thị lực.

thị lực là cận bao nhiêu độ

Thị lực 2/10, 4/10, 7/10 là cận bao nhiêu độ?

Kỹ thuật viên khúc xạ hoặc bác sĩ nhãn khoa sẽ căn cứ trên 10 dòng chữ của bảng kiểm tra thị lực để đưa ra kết luận. Nếu bạn nhìn thấy rõ hết các chữ trên 10 dòng chữ cái đó, tức là thị lực của bạn chính là 10/10. Trong khi đó, nếu bạn chỉ nhìn thấy 2 dòng chữ trên 10 dòng, tức là bạn đạt 2/10. Kết quả này cho thấy mắt của bạn đang ở tình trạng rất yếu. Nếu bạn nhìn thấy 4 dòng trên 10 dòng, tức là bạn có thị lực 4/10, mức độ kém hơn. Còn với kết quả thị lực 7/10, thị lực của bạn đang ở ngưỡng trung bình thấp. Tùy vào mức cận nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị cho bạn. Phương pháp phổ biến nhất là đeo kính để hỗ trợ thị lực, cải thiện khả năng nhìn và duy trì trạng thái ổn định cho đôi mắt.

![HX8tTgDOYHMcMv7KPiYW-naiEj1UD9OTuCKDdpAqu27l1EAw6bcprXywuvbGuO8vO1cEqo3lOsmjZ_1j9Unyss6JyQ5wchSFf2wD3gCo29t3cu0_FzysqRpi4qUg9T1GMaGQD7aZ5zKzlk34JUe9RJDbtdxjS6Uh9hB_nbH-2nYImNUcPmVbcy-3)

Lời kết

Để đảm bảo kết quả kiểm tra thị lực chính xác nhất, bạn cần đến các bệnh viện hoặc cơ sở đo mắt uy tín có kỹ thuật viên chuyên môn cao hoặc bác sĩ nhãn khoa trực tiếp thực hiện. Đối với những bạn đã cận thị, cần đi khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát thị lực tốt nhất và kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh ở mắt. Chúc đôi mắt của bạn ngày càng sáng khỏe!